Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Theo báo cáo của ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 trên thế giới mỗi năm có khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan.
Không phải tất cả các trường hợp ung thư gan đều xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhiễm viêm gan siêu vi mạn tính là nguyên nhân thường gặp. Ăn uống thực phẩm bị mốc, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... cũng có thể dẫn đến ung thư gan.
Mới đây, trên thư viện sức khỏe của trang Sohu cũng chia sẻ một trường hợp hai cha con bị ung thư gan mà nguyên nhân liên quan đến nấm mốc.
Tiểu Quân năm nay 29 tuổi, chưa từng kết hôn. Mấy năm trước, mẹ Tiểu Quân qua đời do tai nạn, chỉ còn lại 2 cha con Tiểu Quân ở với nhau. Ngoại trừ những lúc đi làm, còn lại thời gian Tiểu Quân thường ở nhà với cha, cả hai cũng sống vô cùng tiết kiệm.
Sức khỏe của Tiểu Quân không được tốt, nhưng gần đây cậu cảm thấy không được khỏe một cách rõ ràng, thậm chí là không làm được gì, gầy đi trông thấy. Tiểu Quân chỉ nghĩ rằng mình quá mệt mỏi do phải lao vào kiếm sống mà không để ý đến sức khỏe của mình. Nhưng một hôm, khi đang làm việc, Tiểu Quân bất ngờ ngất xỉu vì kiệt sức và được đưa đến bệnh viện.
Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ do nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, nhưng sau khi kiểm tra chi tiết thì phát hiện Tiểu Quân bị ung thư gan. Tiểu Quân phải nhập viện và người cha già của anh lại tiếp tục chăm sóc anh tại bệnh viện. Nhưng cha anh cũng có sức khỏe không tốt lắm, thường xuyên mệt mỏi. Thấy vậy, bác sĩ đề nghị ông kiểm tra sức khỏe thì phát hiện cũng bị ung thư gan.
Hai cha con Tiểu Quân không hút thuốc, không uống rượu, thói quen sinh hoạt cũng tốt nhưng lại được phát hiện ra bệnh giống nhau.
Qua tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ cho rằng một thứ có trong nhà bếp của bệnh nhân chính là "thủ phạm". Đó chính là chiếc thớt được dùng 10 năm vẫn chưa bỏ đi.
Giống như nhiều người già khác, cha của Tiểu Quân có tính tiết kiệm nên đã không nghĩ đến chuyện phải thay chiếc thớt đã dùng trong nhiều năm. Dù thấy thớt bị mốc họ vẫn rửa sạch, tráng nước sôi và tiếp tục sử dụng. Thực tế, điều này rất nguy hiểm.
Tại sao thớt gỗ dùng nhiều năm có thể là nguyên nhân gây ung thư gan?
Aspergillus flavus toxins (Aflatoxin) là một loại nấm mốc sản sinh ra khi thớt bị mốc. Đây là chất gây ung thư mạnh, dù có tiệt trùng ở 100 độ C trong 20 giờ vẫn có thể không loại bỏ được hoàn toàn. Chất này cực kỳ có hại cho gan. Chỉ cần ăn phải một lượng nhỏ aflatoxin (1mg) trong thời gian dài có thể gây ngộ độc mãn tính và tổn thương gan lâu dài.
Nói về độc tố này, BS Thái Kiến Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung thư, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc cho biết: Nếu bạn hỏi bạn đâu là nơi bẩn nhất trong ngôi nhà của bạn? Ít nhất một nửa số người sẽ trả lời là nhà vệ sinh. Trên thực tế, có một nơi ở nhà cần được chú ý hơn nhà vệ sinh, và đó là những chiếc thớt nhà bếp được xử lý sai cách! Có nhiều vi khuẩn trên thớt hơn cả vi khuẩn trong nhà vệ sinh! Chúng ta sử dụng thớt để thái rau, thịt sống, hoa quả hàng ngày, nhưng bạn có biết có bao nhiêu vi khuẩn phát triển trong đó không? Điều cốt yếu là sản sinh ra chất aflatoxin gây ung thư.
Aflatoxin là một yếu tố quan trọng trong tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan. So với người tiếp xúc lâu với chất độc này, nguy cơ mắc bệnh chênh lệch 80-100 lần! Độc tính của aflatoxin gấp 68 lần asen, và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Độc tố nấm aflatoxin là loại độc nhất, có hại cho sức khỏe con người là nhóm độc tố rất nổi bật. Năm 1993, tổ chức nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp aflatoxin vào nhóm chất gây ung thư loại 1.
Vậy, làm sạch thớt như thế nào mới đúng?
- Rửa thớt bằng chất tẩy rửa và nước trước, nhớ làm sạch mặt trước, mặt bên và mặt sau.
- Sau đó rắc một thìa muối lên thớt, nhúng miếng bọt biển rửa bát vào một ít nước rồi lau đi lau lại trong 30 giây rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
- Pha giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:2, cho vào bình và xịt lên bề mặt thớt. Sau đó không rửa lại mà để ở nơi thoáng gió, có ánh nắng mặt trời và để khô tự nhiên.
Lưu ý, khi thấy chiếc thớt bị đen hoặc có những đường gờ trên bề mặt và không thể cạo được nữa thì bạn phải bỏ chiếc thớt đó đi!
Ngoài thớt gỗ, đũa gỗ đã sử dụng lâu ngày nên được thay đổi thường xuyên
Đũa không sản sinh ra độc tố aflatoxin nhưng chúng ta thường dùng đũa để ăn thức ăn có tinh bột như lạc, ngô, những cặn thức ăn này sẽ ngấm vào các kẽ của đũa làm mốc và sinh ra độc tố aflatoxin.
Cũng có những loại đũa gỗ sử dụng lâu ngày, sau khi rửa sạch để vào môi trường ẩm ướt dễ sinh nấm mốc. Vì vậy, nếu dùng đũa gỗ thì sau 3 tháng nên thay một lần, đừng quá tiết kiệm để rồi hại sức khỏe.
Theo aboluowang, sohu
Theo TT (Pháp luật và Bạn đọc)