Có nhiều cách để chăm sóc sức khỏe, điều khó nhất là bạn chọn phương pháp nào và ứng dụng nó ra sao cho hiệu quả. 5 bí quyết của GSTS Hách Vạn Sơn là gợi ý tuyệt vời cho bạn.
GS Sơn từng là người được đi tu nghiệp ở nhiều nước trên thế giới, sống ở Mỹ và Châu Âu trước khi về làm việc tại Trung Quốc. Theo quan sát của ông trong suốt cuộc đời mình, những người có tâm trạng sống không tích cực thường dễ mắc bệnh hơn những người sống vô tư, vui vẻ, lạc quan.
Sau đây là những lời chia sẻ của giáo sư Sơn dành tặng cho độc giả, đặc biệt là những người trung niên trở lên. Nếu bạn lắng nghe và chịu khó thay đổi, sức khỏe và tuổi thọ sẽ được cải thiện trông thấy. Trong đó, bí quyết "kiềng 3 chân" để chăm sóc sức khỏe là "tâm tĩnh, thân động, ăn uống cân bằng".
1. Bệnh là do tự mình tạo ra, nếu không tạo thì không có bệnh
Tục ngữ Trung Quốc có câu nói nổi tiếng, trước 50 tuổi thì người đi tìm bệnh, sau 50 tuổi thì bệnh đến tìm người.
Giáo sư Sơn nói, sự khởi đầu của đời người, kể từ khi sinh ra, con người đã bước vào một lộ trình, mà đích đến chắc chắn sẽ đi dần vào sự lão hóa. Vì thế, việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe chính là chuyện kéo dài cả đời người, ai cũng phải làm.
Nếu người nào làm ngược lại quy luật tự nhiên, thì người đó đang tự tạo nguy cơ cho sức khỏe của mình. Ví dụ như thói quen "ngủ ngày, cày đêm", thức khuya dậy muộn, ăn uống tùy tiện, sinh hoạt không theo quy luật, lười vận động… đều là những yếu tố gây ra bệnh. Đó đều là những cách tự hủy hoại cơ thể mình, chính là bạn đang "tạo ra bệnh".
Bây giờ chúng ta đều hiểu lý do tại sao phải nhấn mạnh việc "dưỡng tâm" (chăm sóc sức khỏe tinh thần). Nhưng có nhiều người cho rằng, thật khó để làm điều đó. Có thể nói, khi chưa ai yêu cầu bạn cần phải áp dụng cách dưỡng tâm như thế nào, bạn đã có suy nghĩ kháng cự, cho rằng mình không làm được. Như vậy thì kết quả thế nào cũng đã rõ.
2. Bác sĩ giỏi nhất không làm việc trong bệnh viện, họ đang ở trong chính cơ thể bạn
Giáo sư Sơn nói, khi bạn khát, bạn sẽ tìm nước uống, khi đói, sẽ tìm đồ ăn. Đây chính là chức năng tự điều chỉnh của cơ thể đang phát huy tác dụng.
Đây không chỉ là quan niệm lý thuyết áp dụng trong Đông y, mà còn là quan niệm thuộc phạm trù y học hiện đại.
Cha đẻ của y học hiện đại, cách đây 2500 năm, được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử Hippocrates nói: "Mọi bệnh tật sinh ra đều phải phục hồi bằng cách tự chữa lành của cơ thể, bác sĩ chỉ ở bên cạnh để giúp đỡ".
Vì vậy, điều đó chứng minh một điều, bác sĩ thực sự thông minh hay bác sĩ giỏi nhất hoàn toàn không phải đang làm việc trong bệnh viện, và họ đang tồn tại trong chính cơ thể bạn.
Tương tự như vậy, loại thuốc chữa bệnh quý giá nhất không phải ở hiệu thuốc, mà nó đang ở trong cơ thể bạn. Cái chính là xem bạn có biết sử dụng đúng hay không.
3. Tâm trạng không tốt, sẽ dẫn đến bệnh gan
Có một nghiên cứu khoa học đã từng được thử nghiệm, người ta tiến hành cắt bỏ gan của động vật, sau đó người ta tiến hành phẫu thuật kết nối tĩnh mạch và các bộ phận trong cơ thể không thông qua gan nữa mà gắn trực tiếp vào tim. Coi như đặt giả thiết giả sử rằng cơ thể động vật không tồn tại bộ phận gan tạng. Ngay lập tức, tĩnh mạch này bị sưng lên và tích tụ máu tại đây, khiến cho động vật thí nghiệm bị chết.
Từ đó, các nhà khoa học cho rằng, gan có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều tiết tuần hoàn máu.
Khi cảm xúc tâm trạng không tốt, chán nản mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến cơ chế làm việc của gan, từ đó có thể gây ra triệu chứng gan hoạt động trì trệ, ứ đọng máu trong gan, dẫn đến những rủi ro nguy hiểm.
4. Không tức giận, thì sẽ không sinh bệnh
Cảm xúc là bản năng của con người, nhưng khi sống trong một môi trường cạnh tranh cao, thì sự căng thẳng tinh thần của con người sẽ tăng lên một cách tự nhiên. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người một cách rõ ràng.
Giáo sư Sơn nói, bạn từng nhìn thấy có rất nhiều người, thường xuyên tỏ vẻ phàn nàn với cuộc sống, nhìn đâu cũng thấy có vấn đề không thuận mắt. Luôn tự hỏi, đất nước này làm sao vậy nhỉ, xã hội này cứ làm sao ấy, cơ quan mình thật chẳng ra sao. Rồi về đến nhà, tiếp tục phàn nàn mọi người trong nhà, trách móc đổ lỗi đủ thứ. Đây chính là một cách sống tiêu cực, gây ra những cảm xúc tiêu cực.
Hiện nay, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 90% các loại bệnh tật được sinh ra, đều có sự liên quan đến những cảm xúc sống tiêu cực, thiếu lành mạnh. Nếu chúng ta biết kiểm soát tâm trạng tốt, chúng ta sẽ loại bỏ nguy cơ gây bệnh. Thái độ sống giúp chúng ta không mắc trọng bệnh, hoặc ít mắc bệnh, hoặc mắc bệnh muộn hơn.
5. Sống đúng cách là phải làm cho tâm tĩnh, thân động, ăn uống cân bằng
Có một cách có thể giúp chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, đó chính là dưỡng tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần, ngồi thiền định, tu tâm, dưỡng khí, điều hòa nhận thức và trạng thái cảm xúc. Cơ thể chúng ta chính là một cỗ máy hoàn hảo, nếu biết chăm sóc đúng, thuận theo tự nhiên, nó sẽ hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, rất ít người chú ý dưỡng tâm, thậm chí gần như bị coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Giáo sư, Tiến sĩ Hách Vạn Sơn |
Chính vì lý do đó, mới phát sinh ra việc mắc bệnh chữa mãi không khỏi, cả đời làm bạn với bệnh mãn tính.
Có một thực tế bạn cần biết, đó là khi nào tâm trí an nhiên thư thái, thì khi đó cơ thể thư giãn khỏe mạnh. Tâm tĩnh thì thân sẽ an, thân an thì thể sẽ kiện. Thân thể khỏe mạnh, phụ thuộc rất lớn vào tinh thần. Khi cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng tĩnh tại, thì không còn chỗ cho bệnh tật phát sinh.
Cơ thể con người, khi vận động sẽ sinh ra dương, dương khí thịnh (cao) làm cho các cơ quan trong cơ thể thông suốt, trơn tru. Khí huyết hoạt động linh hoạt, cơ bắp cường tráng, xương cốt rắn chắc, khỏe mạnh.
Một nguyên tắc cần nhớ quan trọng nhất là "tâm tĩnh, thân động) nghĩa là tâm trí càng tĩnh tại càng tốt, thân thể càng vận động càng tốt.
Ngoài ra, bạn nên chọn một chế độ dinh dưỡngcân bằng. Đó là nguyên tắc "kiềng 3 chân" của hầu hết các trường phái dưỡng sinh trên toàn thế giới.
Theo V.Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)