Chảo chống dính có độc và gây ung thư?
Chảo chống dính đã gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu là do lớp phủ của nó. Nhưng lý do tại sao nó có thể "không dính" là vì teflon được sử dụng để lấp đầy những khoảng trống không bằng phẳng trên bề mặt của nồi nhằm tạo thành một "lớp màng" thực sự mịn.
Teflon là một loại polymer được điều chế bằng cách trùng hợp tetrafluoroethylene thành monome, có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu lạnh, chịu axit, kháng kiềm, bền vững và hầu như không bị ăn mòn bởi bất kỳ chất nào nên nó còn được mệnh danh là "vua nhựa".
Vì teflon có nhãn mác như "polymer" và "plastic", người ta dễ nghĩ đến chất độc hại và chất gây ung thư, đây cũng là lý do quan trọng khiến nhiều người cho rằng "chảo chống dính có chất gây ung thư".
Trên thực tế, bản thân teflon không độc. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất teflon, một số nhà sản xuất vô đạo đức sẽ sử dụng chất hỗ trợ chế biến là PFOA (perfluorooctanoate), có thể liên quan đến các bệnh như bệnh tuyến giáp, cholesterol cao, viêm loét đại tràng... thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
Dù vậy hiện nay, PFOA đã bị hầu hết các quốc gia trên thế giới cấm. Vì vậy, chảo chống dính tráng teflon mà chúng ta mua ở các cửa hàng, nhãn hiệu uy tín thực sự rất an toàn.
Sử dụng chảo chống dính sai cách, ung thư gan sẽ cao hơn gấp 4 lần
Vừa qua, Đại học Nam California (USC) đã công bố một báo cáo nghiên cứu trong đó khẳng định rằng hóa chất vĩnh viễn có trong lớp phủ chảo chống dính, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, sản phẩm chống thấm, thậm chí cả hải sản và hệ thống cung cấp nước máy có thể làm tăng khả năng tiếp xúc lâu dài với chất có liên quan tới nguy cơ phát triển ung thư gan cao hơn gấp 4 lần.
Theo báo cáo này, axit perfluorooctane sulfonic (PFOS) và các chất polyfluoroalkyl (PFAS), thường được gọi là các chất hóa học vĩnh viễn, hầu hết được sử dụng làm thành phần chính trong chất tẩy rửa. Chất này không thấm nước, không thấm dầu, ma sát thấp và có một các đặc tính khác nên nó cũng được sử dụng để phủ bề mặt sản phẩm chống dính.
Nhóm nghiên cứu đã chọn 50 bệnh nhân ung thư gan từ 200.000 người trong cơ sở dữ liệu y tế và so sánh họ với 50 đối tượng khác không bị ung thư gan.
Nhóm tin rằng họ đã tìm thấy điều quan trọng, bởi vì "ung thư cần thời gian để phát triển", việc tiếp xúc với các chất hóa học càng thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh càng cao và nguy cơ ung thư ở những người thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học cao hơn 4,5 lần so với của những người khác.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, một khi cơ thể nạp phải các hóa chất này, chúng sẽ "gắn chặt vào gan" và ảnh hưởng đến gan, trong đó PFOS làm thay đổi quá trình chuyển hóa glucose của gan, chuyển hóa axit mật và axit amin, cho phép tăng nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, từ đó làm tăng khả năng phát triển ung thư gan.
Dùng chảo chống dính đúng cách hạn chế nguy cơ gây bệnh
Đun với nước để vệ sinh chảo mới
Sau khi mua chảo chống dính, thay vì rửa bằng xà bông, người dùng nên đổ nước ngập 2/3 chảo rồi đun đến khi hơi nước xuất hiện. Sau đó đổ hết nước, dùng khăn giấy hoặc khăn mềm để lau khô bề mặt.
Nấu ở nhiệt độ trung bình
Mỗi loại chảo sẽ có mức chịu nhiệt khác nhau, tùy theo chất liệu làm ra. Người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tránh việc nấu ở nhiệt độ quá cao khiến giảm tuổi thọ sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Cho dầu vào trước khi chảo nóng
Việc làm này giúp bảo vệ lớp chống dính, hạn chế bong tróc. Ngoài ra, nên sử dụng lượng dầu ăn vừa phải, phù hợp với thực phẩm cần chế biến để tránh lãng phí, ảnh hưởng đến chất lượng của chảo.
Không lưu trữ thực phẩm trong chảo của bạn
Đối với thức ăn, khi được lưu trữ để lâu trong chảo chống dính sẽ khiến chảo giảm chất lượng, và đôi khi với những sản phẩm giá rẻ sẽ khiến đồ ăn có mùi kim loại khó chịu. Hàm lượng axit trong một số loại thực phẩm cũng có thể gây hại cho lớp chống dính.
Tránh thức ăn quá chua
Kể cả khi chảo chống dính bạn đang dùng có chất lượng cao, thì thực phẩm có hàm lượng axit cao cũng sẽ có nguy cơ làm hỏng các lớp chống dính mỏng, chẳng hạn như chanh và cà chua.
Do đó, bạn nên tránh nấu thực phẩm có hàm lượng axit cao trong dụng cụ nấu ăn chống dính khi bạn không hoàn toàn chắc chắn về chất lượng sản phẩm.
Dùng đũa gỗ, vệ sinh đúng cách
Nên sử dụng đũa, thìa gỗ để đảo thực phẩm nhằm hạn chế tình trạng trầy xước, hỏng bề lớp chống dính của chảo. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm tẩy rửa mềm mỏng. Không đặt đồ dùng trọng lượng nặng lên bề mặt chảo.
Vệ sinh chảo đúng cách
- Chảo mới mua về bạn nên rửa qua 1-2 lần nước rửa chén, sau đó bôi một lớp cà phê lên mặt chảo và hâm nóng. Như thế chảo sẽ được rửa sạch an toàn và không có mùi khó chịu.
- Sau khi nấu phải để chảo thật nguội mới rửa, không nên rửa ngay để đảm bảo độ bền cho chảo chống dính.
- Nếu được, bạn nên rửa chảo chống dính bằng nước ấm sẽ giúp dễ loại bỏ dầu mỡ và cặn thức ăn thừa hơn.
PN (Nguoiduatin.vn)