Chảy máu cam – Hiện tượng thường gặp khi bảo vệ mũi chưa đúng cách
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đông y gọi là "tỵ nục" - một trong những chứng "nục huyết", bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên...
Nguyên nhân gây chảy máu cam thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), chảy máu cam là một hiện tượng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng điều này có thể khiến bạn cảm thấy hoảng sợ.
Nguyên nhân là chảy máu cam có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư . Điều quan trọng là bạn cần sơ cứu đúng cách khi chảy máu cam và hiện tượng nếu xảy ra thường xuyên thì cần đi thăm khám sức khỏe ngay lập tức.
Thường khi gặp tình trạng này chúng ta sẽ ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy ra nhiều hơn. Nhưng hành động này là vô cùng sai lầm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo BS Dũng, hành động ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam sẽ làm cho máu trào ngược xuống lại cuống họng, từ đó nó chạy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu.
Tệ hơn nữa nếu bạn nuốt lại phần máu cam chảy ra, nó sẽ chuyển xuống dạ dày và gây ra các triệu chứng buồn nôn, ói mửa.
Ngoài ra, bạn cũng không được dùng tay để bịt lỗ mũi nhằm ngăn ngừa dừng máu, điều này khiến máu chảy ra nhiều hơn cũng như nguy cơ chảy ngược vào cuống họng cao hơn.
Do đó, sơ cứu khi bị chảy máu cam đòi hỏi chúng ta thực hiện chuẩn xác, tránh biến chứng nguy hiểm.
Sơ cứu đúng cách khi bị chảy máu cam, tránh biến chứng, nguy cơ tử vong
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, để sơ cứu đúng cách khi bị chảy máu cam, bạn cần thực hiện những bước cụ thể sau:
Chuyên gia lưu ý, không được sử dụng gạc, bông gòn cho vào mũi vì những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc mũi.
Với trẻ nhỏ
- Bố mẹ cần bình tĩnh, đặt con ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống dưới họng, tránh gây nôn và tiêu chảy.
Đồng thời không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau, hoặc kẹp đầu giữa hai gối.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm như vậy cũng không thể giúp cầm máu .
Không ấn một bên cánh mũi ngay cả trong trường hợp chỉ chảy máu ở một phía. Điều này cũng không giúp chấm dứt việc cầm máu.
- Giữ cánh mũi như vậy trong 10 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để tạo cục máu đông . Việc thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên sẽ khiến máu chảy kéo dài hơn.
- Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy thì bạn làm lại các bước trên một lần nữa. Có thể sử dụng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để máu ngừng chảy.
- Tình trạng máu chảy vẫn tiếp diễn thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Với người lớn
- Bình tĩnh ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước.
- Dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu (nếu chỉ chảy 1 bên).
- Dùng khăn giấy sạch thấm phần máu chảy ra.
- Nếu máu không ngừng chảy sau 5-10 phút thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lí kịp thời.
Chuyên gia lưu ý, không được sử dụng gạc, bông gòn cho vào mũi vì những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc mũi.
Không được lạm dụng nước muối vì xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý thực chất không giúp làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi mà thậm chí có tác dụng ngược lại. Đây chỉ là giải pháp làm ẩm mũi tức thời, về lâu dài sẽ khiến mũi khô hơn.
Tốt nhất là bạn nên bù nước cho cơ thể bằng việc ăn uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị chảy máu cam.
Theo Tiểu Nguyễn (Helino)