Ung thư vòm họng là bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp ở một số nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Đây là loại bệnh ung thư có tỷ lệ cao.
Bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ và thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Bệnh có thể chữa dứt điểm nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Ở giai đoạn muộn, điều trị đưa lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống.
Bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là nam giới từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện không rõ ràng nên bệnh nhân ung thư vòm họng đa số chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối. Nếu gặp các biểu hiện sau, bạn cần nghĩ đến bệnh ung thư vòm họng.
- Người bệnh bị đau họng kéo dài trên một tuần và uống thuốc không hiệu quả.
- Hay bị ngạt mũi, tắc mũi kéo dài.
- Bệnh nhân thấy khó nghe, khó nói tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở và nổi những hạch bất thường khu vực vòm họng kèm theo bệnh đau nửa đầu.
Nếu có những biểu trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhằm có phương án điều trị hiệu quả.
Do chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó để đưa ra các biện pháp phòng tránh tốt nhất. Tuy nhiện, những người mắc bệnh thường hay uống rượu, hút thuốc hoặc ăn các đồ ăn lên men. Vì thế, để phòng bệnh nam giới không nên hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vòm họng. Đồng thời, hạn chế ăn các loại đồ ăn lên men như dưa muối, cá muối, cà muối... Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.
Người bện cần thăm khám nội soi tai mũi họng khi có các triệu chứng ngạt mũi, ù tai, nổi hạch cổ một bên tăng dần để được phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt, ở những gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư cần khám sức khỏe định kỳ.
Theo Hà An (VnExpress.net)