Tiểu Vũ (24 tuổi, Trung Quốc) nhập viện sau cơn đau bụng dữ dội. Vốn cô cứ nghĩ mình đau bụng là do vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa thôi. Thật không ngờ sau khi thăm khám các bác sĩ chẩn đoán cô bị xuất huyết dạ dày nghiêm trọng.
Do có nhiều dấu hiệu bất thường khác nên bác sĩ đã chỉ định cô đi làm thêm xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả, cô bị K dạ dày, cần phải làm phẫu thuật ngay, nếu không sẽ khó mà qua khỏi.
Nghe lời bác sĩ nói, cô thấy vô cùng sốc và không thể tin nổi. Cô vẫn cho rằng: Gia đình mình không hề có tiền sử bị K thì làm sao cô bị được. Hơn nữa, cô cũng rất ít khi uống rượu và không hút thuốc. Chỉ có điều, Tiểu Vũ thích ăn các món nhiều dầu mỡ và món có vị đậm, được nêm nhiều muối và nhiều loại gia vị. Trước đêm đi cấp cứu, cô cũng cùng bạn bè ăn những món này.
Các bác sĩ nghe lời nói của cô thì hiểu ra ngay. Bởi, đồ chiên rán, thịt nướng, món ăn có vị đậm đều là nguyên nhân gây hại cho dạ dày. Trong quá trình chế biến, các chất gây K sẽ được sinh ra. Duy trì thói quen này lâu ngày sẽ gây bệnh dạ dày, thậm chí là K dạ dày, K phổi và K gan.
Bên cạnh đó, thói quen ăn thức ăn nhiều muối còn có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng natri và kali trong cơ thể. Điều đó làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tim mạch, loãng xương, đột quỵ, K dạ dày, suy thận…
Được biết, K dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, nó cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, rất dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề về tiêu hóa nên ít người để tâm.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần phải đi khám ngay
Sụt cân: Đây là dấu hiệu cơ bản khi mắc K dạ dày. Ban đầu, tình trạng sụt cân này xảy ra không nghiêm trọng nên nhiều người thậm chí còn mừng vì đã giảm được trọng lượng cơ thể. Song, tới khi bước sang giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể giảm tới 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Do đó, bạn cần chú ý tới tình trạng của bản thân. Nếu thấy mình bị sụt cân liên tục dù không hề áp dụng biện áp ăn kiêng, giảm cân nào thì phải lưu tâm.
Đau bụng: Cơn đau sẽ bắt đầu từng đợt và âm ỉ, nhẹ nhàng. Nhưng khi khối u tiến triển thì cơn đau sẽ ngày một nặng hơn do khối u chèn ép. Thậm chí, ở giai đoạn nặng thì bạn dùng thuốc giảm đau còn không đỡ. Do đó, nếu thấy mình bị đau bụng kéo dài mà không biết lý do thì nên đi khám bạn nhé.
Chán ăn: Do dạ dày có khối u nên việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Lượng thức ăn dễ bị tích lại trong cơ thể và gây nên cảm giác chán ngán, chẳng muốn ăn. Thậm chí, bạn thấy đói cồn cào nhưng chỉ ăn được vài miếng là chán.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ thấy cảm giác khó nuốt, cứ như ăn gì cũng bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Khi trong dạ dày có khối u thì thức ăn không tiêu được hết. Từ đó dẫn tới hiện tượng đầy bụng, khó chịu và mắc ói sau ăn.
Đi ngoài phân đen: Dấu hiệu này rất dễ nhầm với bệnh viêm loét dạ dày và vấn đề ở đại tràng. Vì thế, khi thấy chất thải có màu đen thì nên cẩn thận, đi khám ngay.
Vì ung thư dạ dày rất dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa thông thường nên khi thấy cơ thể có một trong các dấu hiệu thôi thì cũng nên đi khám ngay.
3 thói quen ăn uống gây ung thư, giới trẻ rất dễ mắc
Người xưa hay nói "bệnh từ miệng mà ra", đó là hệ quả của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Ăn uống không hợp lý khiến cơ thể không chỉ gặp nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng chức năng các bộ phận khác và là con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, hãy bỏ 3 thói quen nguy hiểm này nếu nếu không muốn bệnh đến sớm:
Thói quen ăn mặn
Muối là thành phần không thể thiếu trong quá trình chế biến thực phẩm hàng ngày, nhưng muối được coi là một "đồng phạm" có thể gây ung thư dạ dày nếu sử dụng không hợp lý.
Muối chứa nhiều Nitrat, khi ăn vào dạ dày, Nitrat gặp vi khuẩn biến đổi thành Nitrit, Nitrit phản ứng với các amin cấp 2 hoặc cấp 3 thành Nitrosamin là chất gây ung thư dạ dày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối trong mồ hôi, trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống là từ 13-38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều muối nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
Chỉ ăn những gì mình thích
Trong y học luôn cho rằng, chế độ ăn uống quan trọng nhất là sự cân bằng. Bất kỳ cái gì ăn quá nhiều đều trở nên có hại, mặc dù thực phẩm đó có tốt đến đâu. Nguyên tắc của ăn uống cân bằng chính là lựa chọn tỉ lệ ngũ vị một cách hài hòa, thống nhất và khoa học.
Tuyệt đối không nên "thích gì ăn nấy" một cách tùy tiện, điều này chính là nguyên nhân gây bệnh nhanh chóng vì sự mất cân bằng nghiêm trọng các chất trong cơ thể. Trong số các yếu tố gây ra các khối u, phổ biến nhất là những người dư thừa chất béo hoặc có thói quen ăn uống quá mặn.
Thường xuyên ăn uống ngoài tiệm
Không chỉ đặc thù công việc mà nhiều người còn có sở thích thưởng thức món ăn ngoài tiệm. Điều này thực sự rất có hại cho sức khỏe. Việc ăn uống không cố định, không đúng bữa sẽ làm tồn thương chức năng lá lách và dạ dày, tiến thêm một bước đến ung thư.
Ngoài ra, các thực phẩm bán bên ngoài, người chế biến thường giúp món ăn nhiều màu sắc và hương thơm nên đã sử dụng các phương pháp chiên ở nhiệt độ cao, hoặc thêm lượng lớn chất tạo hương liệu. Trong các loại hương liệu này có chứa rất nhiều chất gây ung thư.
PN (Nguoiduatin.vn)