Đã mặc đồ ấm mà chân tay vẫn tê bì, lạnh cóng: Đừng chủ quan, coi chừng bệnh hiểm

20/12/2017 09:43:05

Lạnh cóng, tê bì chân tay là phản xạ thường thấy của cơ thể vào những ngày mùa đông lạnh.

Đã mặc đồ ấm mà chân tay vẫn tê bì, lạnh cóng: Đừng chủ quan, coi chừng bệnh hiểm

Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã mặc đồ ấm, uống nước nóng hoặc tăng nhiệt độ phòng tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì cơ thể bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề dưới đây:

1. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến hiện tượng bàn tay và bàn chân tê bì và chứng nổi da gà.

Đó là do các tổn thương dây thần kinh do mức độ glucose trong máu có thể tác động đến các dây thần kinh truyền tín hiệu (thần kinh ngoại biên). Kết quả là bạn có thể cảm thấy lạnh, đau hoặc mất cảm giác ở chân, tay.

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, đau cơ, nóng bỏng hoặc tê lạnh. Thậm chí ở bệnh nhân tiểu đường có thể bị teo cơ, liệt nhẹ, cảm giác nhạy cảm ở bàn chân giảm. Do đó, nhiều bệnh nhân xuất hiện các vết loét lâu lành ở chân mà không có quá nhiều cảm giác đau đớn.

2. Bệnh Raynaud

Đã mặc đồ ấm mà chân tay vẫn tê bì, lạnh cóng: Đừng chủ quan, coi chừng bệnh hiểm - 1
Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là hội chứng thường gặp ảnh hưởng đến các dòng cung cấp máu cho từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt là phần ngón tay và chân. Bệnh được đặt theo tên của một bác sĩ Pháp hồi thế kỷ 19, Maurice Raynaud, người đầu tiên phát hiện ra bệnh này.

Bệnh thưởng xảy ra do thời tiết lạnh hoặc bệnh nhân mắc chứng lo lắng, căng thẳng. Khi nhiệt độ hạ xuống, các mạch máu đi vào cơ chế co thắt tạm thời, làm tắc nghẽn dòng máu. Các vùng bị ảnh hưởng có thể chuyển sang màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh và cuối cùng chuyển sang màu đỏ khi máu được lưu thông trở lại.

Triệu chứng của bệnh có thể gây đau đớn, tê bì, kim châm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể đối phó bằng cách phòng ngừa thời tiết lạnh, mang tất chân và gang tay.

3. Suy tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở phía trước dưới cổ có chức năng tạo ra hormone điều chỉnh tốc độ hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuyến giáp không hoạt động hoặc hoạt động kém được gọi là chứng suy tuyến giáp. Bệnh có thể làm chậm lại phản ứng tinh thần và thể chất cũng như sự nhạy cảm của cơ thể với cảm lạnh.

Người ta ước tính, có 1 trong 20 người mắc chứng rối loạn tuyến giáp, có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Theo NHS, khoảng 15 trong 1.000 phụ nữ, và khoảng 1 trong 1.000 nam giới mắc phải chứng tuyến giáp không hoạt động.

4. Chứng chán ăn tâm thần

Chứng chán ăn tâm thần là một rối loạn ăn uống, và cũng là tình trạng sức khỏe tâm thần rất nghiêm trọng.

Người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác ám ảnh cân nặng, dẫn đến ức chế những gì ăn vào để giảm cân. Kết quả là cơ thể bị giảm cân quá mức cho phép, điều này dẫn đến rối loạn nhịp tim, từ đó gây ra hiện tượng hạ thân nhiệt, đặc biệt là ở bàn chân hoặc bàn tay.

Đã mặc đồ ấm mà chân tay vẫn tê bì, lạnh cóng: Đừng chủ quan, coi chừng bệnh hiểm - 2
Chứng chán ăn tâm thần

5. Tác dụng phụ của các loại thuốc

Thuốc ức chế beta được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực và suy tim và một số bệnh khác có thể gây ra tác dụng phụ là bàn tay, chân lạnh.

Điều này là do thuốc ức chế beta làm giảm sự hoạt dodoongj của tim, từ đó dẫn đến giảm lưu thông máu đến các chi.

Mặc dù có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên bạn không nên tự ý dừng thuốc ức chế beta nếu đã được kê đơn. Trong trường hợp này, tốt nhất bệnh nhân nên đeo gang tay hoặc vớ nếu bạn cảm thấy lạnh.

6. Bệnh cước

Thời tiết lạnh khiến các động mạch và tĩnh mạch nhỏ dưới da bị co hẹp lại – đây là cơ chế tự vệ của cơ thể để giữ ấm.

Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ ấm đột ngột, các mạch máu trên bàn tay và chân đột ngột mở lại, từ đó dẫn đến sưng tấy, kích ứng và đau đớn, đây là các triệu chứng của bệnh cước tay chân.

Bệnh cước có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh thường tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán mắc bệnh, các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc mỡ để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Đôi khi, bệnh cũng có thể tiến triển thành nhiễm trùng và cần phải điều trị bằng kháng sinh.

7. Hội chứng xanh tím đầu chi

Hội chứng xanh tím đầu chi khiến co các chi (tay, bàn chân) hoặc mặt chuyển sang màu xanh da trời liên tục. Chứng xanh tím đầu chi thường có tính đối xứng, dấu hiệu của bệnh thường là các đầu chi biến thành màu xanh kèm theo hiện tượng đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, ngón chân, ngứa và sưng.

Hội chứng này phổ biến hơn ở phụ nữ và trở nên tồi tệ khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân chính xác gây hoại tử tế bào không rõ ràng nhưng được cho là có liên quan đến hiện tượng co thắt các động mạch nhỏ ở cánh tay, chân và mặt và không gây đau đớn.

Theo Linh Chi (Soha/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật