Ông Lý, 45 tuổi bị ung thư trực tràng, sau phẫu thuật, hóa trị liệu, ông Lý đã được về nhà dưỡng sức, nhưng còn một vấn đề là đi đại tiện không thuận lợi, thường bị táo bón. Vào một ngày, ông Lý ở trong nhà vệ sinh dùng lực đi đại tiện, phần bụng trên đột nhiên cảm thấy đau dữ dội, nhưng vì cơn đau không kéo dài nên ông cũng không để ý. Đến 1 tháng sau, ông Lý trở lại phòng khám, bác sĩ kiểm tra phát hiện dạ dày "chạy" lên ngực, vỡ cơ hoành, phổi phía bên trái bị dạ dày chèn ép một nửa.
Bắc sĩ Ngô Chính Nguyên, Trưởng Khoa phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Từ Tế Đài Trung cho biết, khi đó ông Lý quay lại phòng khám, bác sĩ Khoa đại trực tràng phát hiện có điều không ổn, vội vàng chuyển ông Lý đến khoa Phẫu thuật lồng ngực, sau khi kiểm tra chụp cắt lớp CT mới phát hiện ra vấn đề này. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy dạ dày bị sưng và đầy thức ăn, phối bên trái bị dạ dày ép một nửa, may mắn thay, phổi không có vì bị ép mà dẫn đến khó thở, nhưng nếu phổi lại bị kéo xuống, có thể dẫn đến xoắn dạ dày, hoại tử do thiếu máu, nghiêm trọng hơn là mất mạng.
Bác sĩ Ngô Chính Nguyên nói: Bình thường cơ hoành bị vỡ thường có tiền sử chấn thương rõ ràng hoặc các nguyên nhân khác như nâng tạ, sinh nở,… nhưng giống như trường hợp của ông Lý vì phần bụng dùng lực dẫn đến áp lực vùng bụng tăng cao, tiếp đến phá vỡ cơ hoành là trường hợp rất hiếm.
Bác sĩ Ngô Chính Nguyên đánh giá rằng, ông Lý đã trải qua phẫu thuật trực tràng và hóa trị liệu, đường ruột dễ bị đầy hơi. Do đó, dùng lực khi đi đại tiện khiến cho áp lực ổ bụng cao hơn so với người bình thường. Khi đó có một cơn đau dữ dội, đó là cơ hoành tạo ra một lỗ hổng. Nhưng sau đó ông Lý không chú ý, trong vòng 1 tháng vẫn có thói quen dùng lực đi đại tiện khiến dạ dày bị dọc theo cơ hoành bị vỡ lên phổi. Sau một thời gian dài, lỗ nhỏ ban đầu mở rộng thành 7 cm, dạ dày chèn ép vào ngực trái, khiến cơ hoành bị sa xuống.
Bác sĩ Ngô Chính Nguyên đã sử dụng phẫu thuật nôi soi để tách dạ dày và cơ hoành và phổi trong khoang ngực, đẩy dạ dày trở lại vị trí ban đầu trong khoang bụng và cuối cùng là sửa chữa lỗ thủng cơ hoành.
Ông nhắc nhở rằng bệnh nhân bị táo bón, đi đại tiện khó nên sử dụng thuốc làm mềm phân, có chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, (rau cải, rau khoai lang, rau má, diếp cá, rau đay, mồng tơi…), các loại củ quả như ( củ khoai lang, củ cải trắng, đu đủ, bơ, bưởi, cam quýt…), tăng cường vận động nhẹ nhàng, tránh dùng lực khi đi đại tiện. Trong trường hợp đau bất thường cần phải đến bệnh viện kiểm tra.
Việc dùng sức quá mạnh để "rặn" khi đi đại tiện sẽ có dễ dẫn tới tình trạng nứt hậu môn, đặc biệt là với những người mắc bệnh táo bón.
Ngoài ra, việc dùng quá súc khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ đột tử. Nguyên nhân là bởi cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy, gây ra đau tim, nghẽn tim hoặc nghiêm trọng hơn là mất nhịp tim và đột tử.
Theo Hà Vũ (Khampha.vn)