Khi thời tiết thay đổi, cơn ác mộng của người bị dị ứng lại ập đến, đêm ngủ không thở được bằng mũi phải nhờ đến miệng trợ giúp.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã nhiều lần nhắc nhở bạn không được quá phụ thuộc vào việc thở bằng miệng. Bởi nếu thở bằng miệng trong thời gian dài sẽ dễ gặp các vấn đề như răng không đều, thay đổi hình dạng khuôn mặt, lượng oxy trong máu thấp dẫn đến không thể tập trung.
Theo nha sĩ Hứa Văn Đình, người Trung Quốc, khi tham gia đào tạo người mẫu, hoa hậu, các cô gái được nhắc nhở thường xuyên, ngoài việc không thể gù lưng, điều quan trọng hơn là họ không được thở bằng miệng. Lý do rất đơn giản, vì thở bằng miệng sẽ khiến bạn xấu xí và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Mũi có thể được so sánh với máy lọc không khí của cơ thể, máy tạo độ ẩm và máy sưởi đồng thời lọc các chất độc hại, vi trùng và chất gây dị ứng, đồng thời làm ẩm và làm sạch không khí hít vào.
Mũi quan trọng đến mức một khi nó bị tắc, chỉ có thể dùng miệng để thở. Mà thở bằng miệng có 13 tác hại đáng sợ như sau:
1. Viêm mũi và họng nặng
2. Nướu bị viêm và sưng
3. Tỷ lệ sâu răng cao hơn
4. Hôi miệng
5. Môi trên và dưới không khép lại được, thường xuyên hở ra
6. Da mặt chảy nhão, dị ứng, xuất hiện quầng thâm, nhợt nhạt
7. Đầy hơi, chán ăn hoặc đau bụng
8. Đầu nghiêng về phía trước, tư thế xấu, lưng gù
9. Răng mọc lệch
10. Lưỡi yếu, nuốt bất thường, dễ bị sặc
11. Kém ăn, ăn chậm
12. Ôxy trong máu thấp, ngủ kém,
13. Mệt mỏi, thiếu năng lượng và thiếu tập trung
Nha sĩ Hứa Văn Đình cho rằng, các tình trạng trên xảy ra đồng thời, đôi khi là ảnh hưởng chéo, chứ không phải là quan hệ nhân quả theo đường thẳng. Đặc biệt, nếu các tình trạng trên xảy ra thường xuyên thì có nghĩa là thở bằng miệng có ảnh hưởng lớn hơn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe, cần phải điều chỉnh lại ngay.
Theo Kiều Dụ (Kienthuc.net.vn)
https://kienthuc.net.vn/doi-song/con-tho-bang-mieng-ban-se-tu-ruoc-13-benh-nay-vao-than-1664933.html