Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi

09/04/2019 08:00:38

Cho con đi làm xét nghiệm, chị Lý mới giật mình khi biết con bị nhiễm 3 loại ký sinh trùng: Giun lươn não, giun lươn ruột và giun móc.

Ngay từ khi mới 5-6 tháng tuổi, bé Bin (5 tuổi) nhà chị Lý (hiện đang sống tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình) rất hay bị sốt cao không rõ nguyên nhân. Theo chia sẻ của chị Lý: "Bé Bin thường sốt cao theo chu kì từ 10-15 ngày/lần, mỗi lần sốt đều làm xét nghiệm máu và nước tiểu thì chỉ số bạch cầu luôn cao ở mức 20000-22000. Bé thường sốt về chiều tối và đêm, hạ dần ở ban ngày, nhiệt độ khi sốt từ 39-41 độ. Mỗi lần sốt con đều được cho uống thuốc hạ sốt, uống thuốc không hạ thì chuyển sang truyền. Sau khi con đỡ, bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân nên cho về nhà".

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi
Caption


Chị Lý và con trai.

Sốt cao liên tục, tái đi tái lại không rõ nguyên nhân

Chị kể thêm, không ít lần thấy con có triệu chứng sốt cao về đêm, sáng ra có hiện tượng cứng cổ và tay chân, chị đã cho con ra bệnh viện Nhi Trung ương khám để xem có liên quan đến bệnh viêm màng não không. Nhưng khi ra đến khoa thần kinh của bệnh viện Nhi Trung ương, bé được uống hạ sốt và lại hoạt động bình thường, xét nghiệm máu và nước tiểu bạch cầu tăng cao nhưng không tìm ra ổ viêm nhiễm ở đâu. Sau mỗi lần như thế, chị lại xin cho con về nhà theo dõi và không nhập viện vì sợ con lây chéo bệnh ở viện. Thế nhưng, chỉ sau 3-5 ngày về nhà là bé lại bị lại.

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 1
Caption


Từ bé, Bin bị viêm phế quản co thắt thể hen, thường sốt nhưng khi hết bệnh rồi vẫn tiếp tục sốt cao không rõ nguyên nhân.

Trước bệnh trạng của bé Bin như vậy, bác sĩ đã khuyên chị Lý đưa bé "đi làm xét nghiệm kí sinh trùng vì có một vài trường hợp giống Bin cũng tương tự như thế, đã làm xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi".

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 2

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 3
Những lần đi viện dai dẳng...

Nghe lời bác sĩ, sau khi ăn Tết chị Lý cho bé Bin đi làm xét nghiệm ở phòng khám của Giáo sư, bác sĩ Đề - Nguyên trưởng bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả là bé Bin bị nhiễm 3 loại ký sinh trùng: Giun lươn não, giun lươn ruột và giun móc. Trong đó nguy hiểm nhất là giun lươn não - ấu trùng có thể gây ra viêm màng não, cũng là nguyên nhân lớn nhất khiến bé Bin bị sốt cao theo chu kỳ trong nhiều lần như thế. Bác sĩ cho đơn thuốc về uống trong 15 ngày và hẹn tái khám sau 1 tháng.

Sau khi phát hiện được đúng bệnh, tình trạng của bé Bin được cải thiện khá hơn rất nhiều. "Từ lần sốt đó đến nay khoảng 1 tháng rồi thì bạn khoẻ mạnh và đi học bình thường, vẫn còn theo ba ra sân xem đá bóng. Mình đã đưa con đi tái khám, tuy vẫn còn ấu trùng của giun lươn não và giun lươn ruột, tiếp tục được chỉ định uống thuốc thêm 15 ngày và sẽ quay lại phòng khám sau 1 tháng nữa để kiểm tra. Mình tin khi đã tìm ra nguyên nhân, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn", chị Lý chia sẻ.

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 4
Kết quả cho thấy Bin bị nhiễm 3 loại ấu trùng: giun lươn não, giun lươn ruột và giun móc.
Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 5
Đơn thuốc về nhà uống và có cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân và cách phòng tránh ký sinh trùng nguy hiểm cho con

Trong cuộc phỏng vấn nhanh, giáo sư, bác sĩ Đề cho biết: "Có thể nói, việc người nhiễm giun lươn não thường đến từ 2 nguyên nhân chính: ăn rau sống hoặc với trẻ em là nghịch bẩn, chơi đất cát ngoài môi trường sống và vô tình đưa vào miệng, nuốt phải ấu trùng".

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 6

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 7

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 8
Đường đi và sự phát triển của 3 loại giun lươn mà bé Bin mắc phải.

Khi bị nhiễm giun lươn, thời kỳ ủ bệnh có tính chất âm thầm, thường kéo dài từ 2-3 tuần.

Giun lươn đi đến đâu gây ra tác hại đến đó nên người bị nhiễm giun lươn có thể gặp phải nhiều nguy cơ như sau:

- Ở hệ thống thần kinh: Ấu trùng phát triển trong lòng ruột sau đó xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não… Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và có thể gây tử vong.

- Ở hệ thống hô hấp: Chui vào hệ thống hô hấp. giun lươn và ấu trùng của nó gây ra viêm phổi, áp-xe phổi, xuất huyết phổi...

- Ở hệ thống tuần hoàn: Sự di chuyển tự do của giun lươn và ấu trùng trong cơ thể kéo theo việc bội nhiễm vi khuẩn gây nên nhiễm trùng huyết.

- Ở ruột: Giun lươn sống trong thành ruột đẻ trứng ở đó gây biến chứng viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường mật.

Con sốt triền miên không rõ nguyên nhân, mẹ đưa đi xét nghiệm mới tá hỏa biết con nhiễm loại kí sinh trùng kinh hãi - 9
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Đề là người luôn tận tâm nghiên cứu về ký sinh trùng.

Vì vậy, để phòng bệnh, Giáo sư Đề cho biết không nên cho trẻ ăn rau sống, ốc sống (đặc biệt là ốc sên), tôm cua sống...; Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, rau...

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nếu để trẻ chơi ngoài môi trường tiếp xúc với đất cát thì cần phải kiểm soát chặt chẽ trong vấn đề vệ sinh. Khi nghi ngờ con bị nhiễm giun lươn, hãy đưa con đi xét nghiệm để có cách điều trị thích hợp sớm nhất có thể. 

Theo Ocean (Helino)

Nổi bật