Chủ quan với vết ban đỏ trên trán, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu bệnh ung thư

29/09/2020 16:15:28

Khi bà Vương đến bệnh viện chuyên khoa khám, xét nghiệm sinh thiết da được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy.

Bác sĩ Ngô Gia Hoa, khoa da liễu, bệnh viện Taichung Hospital, chia sẻ về trường hợp bà Vương (71 tuổi) sống tại Đài Loan. Hơn 4 tháng nay, trên trán bà Vương xuất hiện vết ban đỏ không đau, không ngứa. Thấy vậy, bà cũng không quan tâm lắm.

Chủ quan với vết ban đỏ trên trán, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu bệnh ung thư
Trên trán bà Vương xuất hiện vết ban đỏ không đau, không ngứa.

Mãi sau đó, bà Vương đã đến phòng khám bôi thuốc và điều trị áp lạnh nhưng tình trạng vết ban đỏ vẫn không cải thiện. Khi bà Vương đến bệnh viện chuyên khoa khám, xét nghiệm sinh thiết da được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy.

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, lớp biểu bì được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào biểu mô vảy. Sau khi bị thương bên ngoài, dấu hiệu tổn thương da có thể xuất hiện. Căn bệnh này có thể nhận thấy bằng mắt thường nên đa số bệnh nhân có cơ hội được chẩn đoán sớm.

Chủ quan với vết ban đỏ trên trán, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu bệnh ung thư - 1
Ảnh minh họa

Bác sĩ Ngô Gia Hoa cho biết, ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện ở nhóm bệnh nhân 50 - 60 tuổi, nhóm nguy cơ cao như tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, suy yếu hệ thống miễn dịch, từng bị tổn thương do bức xạ hoặc bệnh nhân bị ngộ độc thạch tín. Tổn thương gồm những mảng da đỏ và không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào, thường xuất hiện trên đầu, cổ, cẳng tay, bắp chân và có thể xuất hiện trên da toàn thân. Mọi người thường nhầm lẫn với các bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, á sừng.

Chủ quan với vết ban đỏ trên trán, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu bệnh ung thư - 2
Bác sĩ Ngô Gia Hoa, khoa da liễu, bệnh viện Taichung Hospital

Ung thư biểu mô tế bào vảy nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng thành ung thư da và di căn sang các cơ quan khác. Ngoài việc tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân phải tái khám thường xuyên tại các phòng khám ngoại trú.

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da trong tương lai, do đó người bệnh cần thực hiện tốt biện pháp chống nắng, tránh tiếp xúc với tia cực tím và tăng cường khả năng miễn dịch cho bản thân. Ngoài ra, nếu các mảng da xuất hiện bất thường và không biến mất trong một thời gian dài thì mọi người cần đến bệnh viện khám và điều trị.

Ung thư tế bào vảy (SCC) là một loại ung thư da bắt đầu trong các tế bào vảy. Đây là các tế bào mỏng, phẳng và nằm ở lớp ngoài cùng của da. SCC được gây ra bởi những thay đổi trong DNA của các tế bào này, khiến chúng nhân lên không kiểm soát được.

Nguyên nhân gây ung thư tế bào vảy

Bức xạ UV là nguyên nhân phổ biến nhất của các đột biến DNA dẫn đến ung thư da. Bức xạ UV được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời và trong ánh đèn.

Ngoài ra, nhiều người cũng có thể bị di truyền hoặc bị ung thư tế bào vảy là do sự suy yếu hệ thống miễn dịch làm tăng khả năng bị ung thư da. Những người đã được điều trị bức xạ cho các tình trạng da khác cũng có nguy cơ ung thư da cao hơn.

Triệu chứng và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bảo vảy

Ung thư tế bào vảy thường bắt đầu như một vết sưng hình vòm hoặc một mảng da tấy đỏ, có vảy thô ráp và có thể dễ dàng chảy máu khi cạo. Khi phát triển lớn hơn có thể ngứa hoặc đau. Ung thư tế bào vảy cũng có thể xuất hiện thông qua các vết sẹo hoặc vết loét da mãn tính.

Để chẩn đoán ung thư tế bào vảy, bác sĩ da liễu chuyên về tình trạng da sẽ hỏi về tiền sử y tế và các triệu chứng của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kích thước, hình dạng, màu sắc và kết cấu của đốm da và kiểm tra các hạch bạch huyết để đảm bảo rằng chúng không lớn hơn hoặc cứng hơn bình thường. Nếu có nghi vấn, bác sĩ sẽ lấy sinh thiết da để xét nghiệm.

Theo Tú Uyên (Pháp Luật & Bạn Đọc)