Chỉ 1 sai lầm nhỏ này trong chế biến mộc nhĩ khiến món ăn ngậm đầy độc tố

11/11/2020 10:12:07

Mộc nhĩ là món ăn có từ lâu đời, an toàn không có độc tính, nhưng nếu chế biến sai cách thì nguy hiểm khôn lường.

Theo khoa học, mộc nhĩ là một thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, tinh bột và các chất béo an toàn. Ăn mộc nhĩ với liều lượng vừa phải, thường xuyên rất tốt để làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối, giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt… và giúp da tươi sáng, mịn màng

Chỉ 1 sai lầm nhỏ này trong chế biến mộc nhĩ khiến món ăn ngậm đầy độc tố
Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Ảnh minh họa

Thông thường với mộc nhĩ đen được khuyên dùng ở dạng phơi khô. Nhiều chị em nhầm tưởng rằng chỉ cần ngâm mộc nhĩ trong nước nóng để nhanh nở là có thể mang ra chế biến. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, việc ngâm với nước nóng để mộc nhĩ nở nhanh là hoàn toàn sai lầm. Bởi với nhiệt độ cao sẽ khiến mộc nhĩ dễ rách, chín mềm khi chưa chế biến khiến món ăn mất ngon.

Đáng sợ hơn, nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng, mộc nhĩ nở nhanh, không có thời gian để đào thải các morpholine còn sót lại. Thực tế, đây là chất độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu ăn phải.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tốt nhất nên ngâm mộc nhĩ bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước để loại bỏ nấm mốc.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không dùng mộc nhĩ trong các trường hợp sau:

Chỉ 1 sai lầm nhỏ này trong chế biến mộc nhĩ khiến món ăn ngậm đầy độc tố - 1
Với mộc nhĩ đen không nên chế biến ngay khi còn tươi. Ảnh minh họa

Không ngâm quá lâu

Cũng giống như thịt để lâu, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân dẫn đến bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Nếu ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc sẽ cao. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu...

Không ăn mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ đen tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, còn mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa. Trong khi đó, mộc nhĩ tươi nếu ăn vào mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Vì vậy với mộc nhĩ đen chỉ nên dùng sau khi nó được phơi khô cẩn thận.

3 nhóm nên kiêng mộc nhĩ

- Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

- Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ do nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ý, không có lợi cho sự phát triển và ổn định của thai nhi.

Theo M.H (Giadinh.net.vn)