Đó là trường hợp của chàng trai họ Vương, 28 tuổi, sống tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Khoảng 6 tháng trước, Wong gặp các vấn đề về sức khỏe như khó tiêu, đau bụng và đầy hơi nhưng anh đã phớt lờ tất cả đi. Ông nghĩ rằng đó là các vấn đề khó chịu ở dạ dày thông thường mọi khi vẫn gặp nên chỉ uống thuốc dạ dày của mình. T
uy nhiên, các vấn đề ở dạ dày này liên tục xuất hiện trong thời gian dài, ảnh hưởng đến công việc nên anh mới quyết định đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Kết quả là anh đã bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Cha của anh Vương đã rất đau khổ khi nghe tin này. Theo ông, rất có thể nguyên nhân là do anh Wong đã có thói quen ăn uống không lành mạnh vì sự đòi hỏi khắt khe của công việc mà anh đang làm.
Đang ở vị trí trưởng bộ phận, anh Vương làm việc liên tục nhiều giờ trong ngày và anh thường xuyên ăn vào những thời điểm bất thường, chủ yếu là thức ăn nhanh hoặc mua đồ về ăn. Anh Vương cũng thường ngủ rất muộn vì anh thường ra ngoài ăn tối với bạn bè và đồng nghiệp.
Cha anh nói: "Nó ăn tối ở ngoài ít nhất 200 ngày trong năm nên mẹ nó và tôi rất lo lắng. Chúng tôi đã cố gắng khuyên nó trước đây nhưng nó không nghe. Giới trẻ ngày nay không chịu chú ý chăm sóc sức khỏe của họ gì cả".
Lu Jianwei, trưởng khoa Ung thư, Bệnh viện Ung thư Giang Tô, nói rằng những bệnh nhân bị ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa. Trong 5 tháng vừa qua họ cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân ung thư dạ dày mới có 25 tuổi.
Điều xót xa hơn nữa là những người trẻ này một khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày thì diễn biến rất nhanh, diễn tiến xấu đi ngoài sức tưởng tượng.
Bác sĩ Lu Jianwei cho biết, họ đã nghiên cứu trong nhiều năm và phát hiện ra rằng những bệnh nhân trẻ tuổi này có một số thói quen chung, hy vọng bạn không mắc phải chúng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
Không lành mạnh ở đây bao gồm chế độ ăn uống thất thường, mà người ta thường gọi là "ăn uống qua loa". Cũng có những cô gái trẻ ăn kiêng trong thời gian dài khiến nồng độ axit trong dịch vị quá cao, lâu ngày sẽ gây hại cho dạ dày.
- Áp lực
Người trẻ hiện nay nhìn chung có nhịp độ công việc và cuộc sống khá nhanh, họ đang phải đối mặt với áp lực công việc rất lớn, tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng.
- Thức khuya
Thiếu ngủ dễ gây viêm dạ dày, tổn thương bào mòn niêm mạc dạ dày… và làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng những người trẻ tuổi không coi trọng và thường bỏ qua việc kiểm tra. Cần lưu ý rằng ung thư dạ dày ở người trẻ tuổi thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán sai. Một số dữ liệu cho thấy tỷ lệ chẩn đoán nhầm ung thư dạ dày ở những người trẻ tuổi cao tới 27%.
- Không để ý đến các cơn đau bụng
Hơn 70% bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu không có cảm giác khó chịu, ngoài ra người trẻ tuổi có thể chất và sức chịu đựng tốt, các triệu chứng lại càng ít rõ ràng nên ung thư dạ dày diễn biến âm ỉ và không có triệu chứng cụ thể. Các triệu chứng chủ yếu là đau bụng trên, khó chịu… thường được coi là viêm dạ dày, loét, khó tiêu và các bệnh khác. Ngoài ra, nếu có máu ẩn trong phân, cũng cần cảnh giác.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư dạ dày
1. Có máu trong phân hoặc nôn mửa
"Máu trong phân hoặc nôn mửa có thể là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn nhưng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư. Bởi vậy, đừng chủ quan, hãy đi khám nếu gặp dấu hiệu này", tiến sĩ Sarpel nói.
Nếu chảy máu có liên quan đến ung thư, máu trong phân của bạn có khả năng nhìn sẫm màu hoặc màu đen bởi sự tác động của các enzym tiêu hóa. Còn nếu là máu trong dịch nôn thì có khả năng màu đỏ tươi hoặc có kết cấu như bã cà phê vì thức ăn đã được tiêu hóa một phần.
2. Sự thèm ăn của bạn nhanh chóng biến mất
Bạn đã đói khi bạn ngồi xuống để ăn nhưng chỉ sau một vài lần cắn, sự thèm ăn của bạn biến mất và bạn cảm thấy thức ăn không hấp dẫn nữa. Tiến sĩ Sarpel gọi đây là "sự no lâu" và nói rằng đó có thể là một triệu chứng khác của ung thư dạ dày. "Đặc biệt là nếu cảm giác no này thực sự nhanh chóng khác với những gì bạn gặp trước đây thì bạn càng không nên bỏ qua", cô nói.
3. Đau bên trong bụng
Bác sĩ Sarpel nói: Trong một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, cơn đau có thể là kết quả của một số bệnh đường ruột hoặc bệnh đường tiêu hóa khác chứ không phải ung thư.
Dấu hiệu của đau dạ dày liên quan đến ung thư thường dai dẳng và "gặm nhấm". Nó không phải là một cái gì đó bạn cảm thấy trong 1 ngày mà thường biến mất sau đó trong khoảng 2 tuần và xuất hiện trở lại. Hoặc là bạn cũng thấy cơn đau âm ỉ ở giữa bụng.
4. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nhiều người thấy số cân nặng giảm đi sẽ rất mừng nhưng hãy nhớ, giảm cân không rõ nguyên do lại đáng lo nhiều hơn. Nhiều bệnh như bệnh tiểu đường loại 1, bệnh Addison và bệnh Crohn... có thể dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân. Và ung thư dạ dày cũng nằm trong danh sách đó, bác sĩ Sarpel cho biết.
"Nếu bạn đang giảm cân mà không ăn kiêng thì là điều cần hết sức chú ý. Hãy nhớ rằng, giảm cân phải theo quá trình, giảm từ từ. Nếu bạn giảm đột ngột mà không hề có sự tác động nào về ăn uống, tập luyện thì hãy nói chuyện với bác sĩ", cô giải thích.
5. Ợ nóng kéo dài
Theo thông tin từ Trung tâm Ung thư của Đại học Texas, ợ nóng, khó tiêu và các triệu chứng khó chịu khác thường gặp ở đường ruột cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày.
Một lần nữa, Tiến sĩ Sarpel nói rằng những triệu chứng này có khả năng là do bệnh khác chứ không phải ung thư dạ dày gây ra nhưng sẽ không thừa để đi khám và nói cho bác sĩ những gì đang xảy ra với bạn.
6. Đầy hơi, tiêu chảy và táo bón
Điều này có nghĩa là ung thư phát triển trong dạ dày của bạn có thể làm cho bạn cảm thấy cồng kềnh, hoặc rối loạn với các hoạt động trong quá trình tiêu hóa. Cũng như các triệu chứng khác trong danh sách này, triệu chứng này có thể do nhiều bệnh nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đi xét nghiệm theo dõi ung thư liên quan nếu bác sĩ của bạn không thể xác định một nguyên nhân khác.
Những trường hợp nên đi khám bác sĩ ngay:
- Những người trên 55 tuổi bị khó tiêu dai dẳng.
- Những người bị chứng khó tiêu và có ít nhất một trong những điều sau đây:
+ Có người họ hàng gần đã bị ung thư dạ dày
+ Bị bệnh thực quản Barret
+ Có các tế bào tiền ung thư thường
+ Viêm dạ dày, hoặc viêm niêm mạc dạ dày
+ Thiếu máu ác tính vì dạ dày không hấp thụ vitamin B12 đúng cách từ thực phẩm
+ Có tiền sử loét dạ dày
PN (Nguoiduatin.vn)