Người trưởng thành bình thường thường có 28-32 răng, trong khi những người có răng khôn có thể có 34, 36 hoặc thậm chí 38 răng. Răng khôn là răng cuối cùng mọc lên, vì vậy chúng ta gọi là "răng khôn", ngụ ý sự xuất hiện của trí tuệ. Nhưng có một thực tế chắc chắn rằng răng khôn mang lại sự đau đớn mỗi khi nó mọc lên. Do răng khôn mang đến nhiều phiền toái, đau đớn, nên nhiều người đã lựa chọn nhổ răng khôn.
Theo báo cáo, ngày 25/5, Lưu Quốc Phan, 26 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc, bị chảy máu rất nhiều sau khi nhổ răng khôn, sau đó cậu bị sốt cao. Các bác sĩ ở Bệnh viện trung tâm thành phố Hàng Châu chẩn đoán Lưu Quốc Phan bị sốt do nhiễm vi khuẩn. 10 ngày sau đó Lưu Quốc Phan qua đời, nguyên nhân dẫn đến cái chết là do xuất huyết não và thoát vị não.
Tại sao có thể bị xuất huyết não sau khi nhổ răng khôn?
Trên thực tế, ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn đối với sức khỏe có liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như kỹ thuật của nha sĩ, lựa chọn thuốc gây mê và ngưỡng chịu đau của bệnh nhân. Với sự phổ biến của công nghệ nhổ răng xâm lấn tối thiểu và sự tiến bộ của các công nghệ khác nhau, trong những trường hợp bình thường, nhổ răng khôn sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn.
Đối với bệnh nhân tử vong do xuất huyết não sau khi nhổ răng, nguyên nhân gốc rễ cái chết của bệnh nhân không phải là nhổ răng, mà là tình trạng cơ thể của chính người bệnh, sức đề kháng kém và nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng, cuối cùng, nó lây lan, dẫn đến nhiễm trùng hệ thống. Tất nhiên, sự xuất hiện của xuất huyết não sau khi nhổ răng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như tắc mạch sau khi nhiễm trùng, đông máu nội mạch lan tỏa do nhiễm trùng hoặc xuất huyết, răng khôn gây đau đớn trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng kéo dài gây xuất huyết não.
Thời gian tốt nhất để nhổ răng là khi nào?
Nên nhổ răng vào buổi sáng và tránh vào buổi chiều. Bởi vì sau khi nhổ răng vào buổi sáng, nếu bạn bị chảy máu hoặc có các triệu chứng khó chịu khác, bạn có thể tìm bác sĩ kịp thời. Khi bạn định nhổ răng, cần phải đảm bảo đã ăn sáng ngày hôm đó, cố gắng không nhổ răng khi bụng đói. Nếu không ăn sáng khi nhổ răng có thể gây hạ đường huyết, đau đớn có thể dẫn đến ngất. Ngoài ra, tốt nhất nên ngủ đủ giấc trước khi nhổ răng.
Những người này cần chú ý khi nhổ răng
1. Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai: Về nguyên tắc, những người này nên tránh nhổ răng. Nếu bạn phải nhổ răng trong giai đoạn này, nhất định phải đến một bệnh viện lớn để điều trị, tránh tình trạng chảy máu.
2. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính: Những người bị suy thận, tiểu đường, cường giáp nặng, tổn thương gan, bệnh lao, huyết áp cao,… nên trao đổi kĩ với bác sĩ nếu muốn nhổ răng.
3. Bệnh nhân mắc bệnh gan và thận: Do chức năng gan kém, những bệnh nhân này có xu hướng xuất huyết do nồng độ prothrombin và fibrinogen giảm liên quan đến quá trình đông máu. Do đó, vết thương rất dễ chảy máu sau khi nhổ răng.
Thận trọng trước và sau khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng, bạn phải ăn uống đầy đủ và không quá lo lắng. Sau khi nhổ răng, bạn phải chú ý đến vết thương. Nếu lượng máu chảy ra bất thường, phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Không đánh răng trong vòng 24 giờ và cố gắng nhổ ít nhất có thể để tránh chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Cố gắng nghỉ ngơi ở tư thế nửa ngả, tập thể dục ít hơn và nói ít hơn, nhổ răng khôn càng sớm càng tốt cho phụ nữ mang thai.
Thông thường, nếu không có chảy máu, sưng và đau trong miệng, bạn có thể ăn hai giờ sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn một số thực phẩm lỏng vào thời điểm này, không ăn quá nhanh, không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, dễ gây kích ứng. Sau khi nhổ răng tốt nhất cũng không uống rượu, hút thuốc và cố gắng ngủ đủ giấc. Súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu bạn muốn vết thương mau lành hơn, nên uống nhiều nước trái cây và bổ sung vitamin C.
Theo Hà Vũ (Nhịp Sống Việt)