Cậu bé 12 tuổi phải vào viện cấp cứu vì thường xuyên thức khuya
Vào kỳ nghỉ hè, có rất nhiều đứa trẻ không phải lên lớp, thời gian học hành và nghỉ ngơi cũng không có quy luật.
Lạc Lạc, 12 tuổi sống tại Đông Dương (Trung Quốc) từ lúc bắt đầu nghỉ hè, thời gian ngủ mỗi ngày không có quy định. Cha mẹ do yêu cầu của công việc nên thường xuyên về muộn, Lạc Lạc cũng thích nghi theo lịch làm việc và nghỉ ngơi của cha mẹ, do vậy cậu bé bắt đầu ngủ muộn, ban ngày không phải học tập, nên cũng thức dậy muộn.
Theo như lời kể của cha mẹ Lạc Lạc, trong thời gian ngắn nghỉ hè, họ và đứa trẻ thường xuyên đi ngủ muộn, có hôm 2 giờ sáng, có hôm đến 4 giờ sáng mới đi ngủ.
Người bình thường thức đêm, cơ thể sẽ yếu ớt, tinh thần mệt mỏi, huống chi Lạc Lạc mới chỉ có 12 tuổi. Cách đây 3 ngày, Lạc Lạc cảm thấy có một chút tức ngực, chóng mặt, toàn cơ thể mềm nhũn. Lúc này bố mẹ cậu bé mới để ý, và bảo Lạc Lạc đi ngủ sớm.
Tuy nhiên, triệu chứng này của Lạc Lạc kéo dài trong vòng 3 ngày vẫn không thuyên giảm, buổi tối khi nằm xuống ngủ cậu bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Do đó, bố mẹ lập tức đưa Lạc Lạc vào Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương để chuẩn đoán.
Các bác sĩ tiến hành kiểm tra thông thường, khi đo huyết áp cho Lạc Lạc, phát hiện huyết áp của cậu rất cao đạt đến 150/108mmHG, xem xét tình trạng tức ngực, bác sĩ lập tức cho Lạc Lạc thở oxy và theo dõi ECG.
Vì để tiến hành bước điều trị tình trạng tức ngực nên Lạc Lạc được đưa đến phòng bệnh ở khoa Nhi của bệnh viện. Sau khi được điều trị tận tình của đội ngũ bác sĩ ở khoa Nhi, tình trạng tức ngực của Lạc Lạc đã được cải thiện, huyết áp cũng đang trở lại bình thường.
Tại sao thức khuya lại dẫn đến huyết áp cao?
Các nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa cao huyết áp và thiếu ngủ. Thiếu ngủ có thể do số giờ ngủ ít hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm tăng áp lực lên tim. Đây là lý so vì sao, khi bạn thức, tim đập nhanh hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Khi ngủ, cơ thể không đòi hỏi lưu lượng máu nhiều, do đó, nhịp tim chậm và tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Không có thời gian nghỉ ngơi nhiều, tim sẽ bị mệt. Do tim phải hoạt động nhiều, huyết áp có thể tăng. Bởi vì, huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch, ảnh hưởng bởi lực co bóp của cơ tim. Như vậy, ở những người ít ngủ, thiếu ngủ, thường xuyên phải thức, tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các rối loạn hoạt động của hệ tim mạch dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Mặt khác, huyết áp không chỉ bị ảnh hưởng bởi bản thân thành mạch máu mà còn chịu tác động từ các bó thần kinh xung quanh đó.
Nhưng vấn đề này cha mẹ nên chú ý
Cần nuôi dưỡng cho trẻ một thói quen sinh hoạt tốt, bắt đầu từ thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi mỗi ngày. Ấn định thói quen làm việc nghỉ ngơi khoa học, mới có thể giúp trẻ khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất.
Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn đang phát triển mạnh về mặt thể chất, dù là nghỉ hè cũng nên đi ngủ sớm, bằng không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bác sĩ cũng giải thích: “Trước tiên học sinh tiểu học mỗi ngày nên đi ngủ trước 10 giờ, học sinh trung học cơ sở nên đi ngủ lúc 9 giờ. Ngủ không đủ giấc không những gây nguy hại đến sự phát triển của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, đặc biệt là ăn quá muộn, cũng sẽ ảnh hường đến hệ tiêu hóa. Chơi quá nhiều trong ban đêm, cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của trẻ”.
Đứa trẻ trong thời gian nghỉ hè, thói quen học tập nghỉ ngơi bị đảo lộn, có những nguyên nhân dẫn đến là: Bố mẹ làm việc nghỉ ngơi không đúng giờ, trước khi ngủ nô đùa thái quá làm lỡ thời gian nghỉ ngơi, đi học thêm trong kì nghỉ hè, bị áp lực bài vở, tâm lý sợ hãi lo âu…
Do đó, cha mẹ phải rèn luyện khả năng tự giám sát của trẻ, giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong kỳ nghỉ hè. Trước tiên, phải giúp trẻ sống có quy luật, điều này có lợi cho sự phát triển sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý, cân bằng giữa học tập và vui chơi rẻn luyện, để áp ứng nhu cầu phát triển ở trẻ.
Một mẹo nhỏ để hướng dẫn trẻ có một kỳ nghỉ hè lành mạnh
1. Sắp xếp thời gian ngủ của trẻ để đảm bảo não của trẻ được nghỉ ngơi hoàn toàn.
2. Ăn đúng giờ, đừng ăn quá nhiều, tạo thói quen ăn uống tốt.
3. Sắp xếp hợp lý thời gian học tập của trẻ để giúp trẻ có thói quen học tập tốt.
4. Luôn tạo tinh thần thoải mái, tránh cho trẻ bị căng thẳng tâm lý gây ra bời áp lực bài tập về nhà, và áp lực học tập ở trường.
Theo Hà Vũ (Khampha.vn)