Gia đình chị Từ (Trung Quốc) đã có những năm tháng đen tối nhất trong cuộc đời vào năm 2020. Chị liên tục ngất xỉu kèm đau bụng, chướng bụng vào ban đêm. Nhận thấy vợ ngày càng sụt cân, anh Từ đã đưa vợ đến bệnh viện thăm khám. Kết quả CT cho thấy chị đã có 1 khối u trong gan, bác sĩ xác nhận đó chính là ung thư gan. Thậm chí, ung thư đã tiến triển đến giai đoạn cuối.
Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của bi kịch. Trong lúc chăm sóc vợ ở bệnh viện, anh Từ cũng bắt đầu lộ rõ nhiều triệu chứng như của vợ. Bác sĩ yêu cầu anh thăm khám, chụp CT gan, kết quả khiến cả 2 vợ chồng họ suy sụp: Anh Từ cũng mắc ung thư gan giống như vợ mình.
Chỉ trong một tuần, vợ chồng chị Từ liên tiếp phát hiện mắc bệnh ung thư gan, kết quả này khiến gia đình họ rất đau buồn và liên tục tự hỏi về nguyên nhân khiến mình mắc bệnh.
Trong một lần quan sát thấy người nhà mang cơm đến bệnh viện cho họ, bác sĩ đã tìm ra “thủ phạm". Đó chính là số đũa gỗ dùng lâu năm, đã xỉn màu, bị nứt nẻ, có dấu hiệu xuất hiện nấm mốc phía đầu đũa.
Chị Từ cho biết, số đũa này mình đã sử dụng trong nhiều năm, chị nghĩ rằng chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng đũa mãi mãi.
Theo bác sĩ, đũa gỗ không phải vật dụng có thể sử dụng trọn đời. Thực tế, nhiệm vụ của nó là để gắp thức ăn, thường xuyên tiếp xúc với các chất dinh dưỡng vì thế là môi trường để vi khuẩn sinh sôi mạnh. Theo thời gian, đũa gỗ sẽ bị nứt, tạo thành “tổ" để các vi khuẩn nguy hiểm như Staphylococcus aureus và Escherichia coli trú ngụ. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy, nặng thì gây nhiễm trùng, nôn mửa.
Nguy hiểm hơn, đũa dùng lâu ngày, không được vệ sinh và phơi khô sẽ hình thành nấm mốc. Số nấm này có thể sản sinh độc tố aflatoxin- chất đã được WHO công nhận là nguyên nhân gây ung thư gan.
Theo bác sĩ, đũa gỗ trong nhà nên được thay 6 tháng/lần. Ngoài ra, đũa chỉ có thể đạt được hiệu quả tiệt trùng lý tưởng khi đun trong nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong hơn 5 phút, sau đó đem đi phơi khô dưới nắng.
Ngoài ra, theo bác sĩ để bảo vệ gan nên ăn càng ít càng tốt 4 loại thực phẩm hại gan này
1. Thịt
Nhiều người ăn thịt mỗi ngày vì cho rằng đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cơ thể sẽ ốm yếu nếu không được ăn thịt. Trên thực tế, thịt chứa nhiều chất béo, không chỉ làm tăng gánh nặng cho gan, mà còn làm tăng lipid máu (cholesterol và triglycerid), từ đó gây ra gan nhiễm mỡ. Ngoài thịt, chúng ta cũng nên cố gắng ăn ít thức ăn giàu chất béo, chẳng hạn như mỡ, nội tạng động vật.
2. Nitrit thực phẩm
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nitrit có thể phản ứng với protein sau đó biến đổi thành nitrosamine trong dạ dày, trở thành chất hóa học mạnh gây ung thư gan. Vì vậy, mọi người nên ăn ít thực phẩm chứa nitrit như kim chi, dưa chua, cá muối...
3. Đồ chiên rán
Ăn thường xuyên những món chiến rán sẽ làm tăng lượng hấp thụ các chất béo và việc hấp thụ các chất béo không chỉ làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, mà theo thời gian nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
4. Đồ uống có cồn như rượu, bia
Những thức uống này ít nhiều đều chứa một phần ethanol. Đáng nói, ethanol được công nhận là một loại chất gây ung thư, đặc biệt nó tác động mạnh mẽ lên gan, gây ung thư gan, kiến nghị mọi người cần từ bỏ đồ có cồn nếu muốn bảo vệ gan.
Theo Tiểu Vy (Pháp luật và bạn đọc)