Trong khoa da liễu, Bệnh viện nhân dân số 1 ở Hàng Châu thuộc trường Cao đẳng y tế Chiết Giang (Trung Quốc), bác sĩ Zhong Jianbo nhìn vào tay và miệng bé gái thấy có vết loét đỏ khiến đứa trẻ đau đớn.
Bác sĩ Zhong cho rằng Niu Niu bị phát ban giống như bệnh thủy đậu dạng Kaposi. Mặc dù dù tên của bệnh có cụm từ “thủy đậu” nhưng nó không liên quan trực tiếp tới bệnh thủy đậu.
Thủy đậu dạng Kaposi là bệnh nhiễm trùng do virus Herpes simplex loại 1 hoặc 2, virus Vaccinia sau khi có các tổn thương da tiên phát trước đó. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng đến 3 tuổi, khi đó chức năng bảo vệ da của trẻ không phát triển đầy đủ. Những trẻ em có tiền sử bị bệnh chàm lâm sàng, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, chốc lở cũng có nguy cơ cao mắc thủy đậu dạng Kaposi.
Dấu hiệu của bệnh ngoài các vết phát ban, còn kèm theo sốt. Trẻ em bị suy giảm miễn dịch có thể sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, và một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị rối loạn điện sinh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như mất nước và điện giải, mất protein qua da, viêm cơ tim, viêm não, viêm tủy, viêm loét giác mạc hoặc nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Virus herpes simplex (HSV) có thể xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương. Cô bé Xiao Niu có vết loét trong miệng chứng tỏ virus HSV đã xâm nhập qua đây, trẻ em vốn có sức đề kháng yếu nên sau khi nhiễm virus HSV sẽ có phản ứng nổi mẩn đỏ.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, mẹ bé gái mới nhớ bản thân thường dùng miệng để hôn con gái và vô cùng hối hận.
Bác sĩ khuyến cáo trẻ còn nhỏ sức đề kháng yếu, cơ thể chưa phát triển toàn diện, người lớn nên tránh hôn trực tiếp lên môi, má, mặt hay cánh tay của trẻ để tránh truyền vi khuẩn.
Theo Hoàng Dương (Khampha.vn)