Những ngày Tết, đa phần giờ giấc sinh hoạt của mọi người đều bị đảo lộn nên dễ hình thành một vài thói quen không tốt cho sức khỏe, nhất là với người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Trong khi đó, những bữa ăn ngày Tết lại rất thịnh soạn, đồ sộ với những món chiên xào, nhiều đạm cùng rượu, bia, nước ngọt. Thế nên, đi chơi du xuân đầu năm chúc Tết mọi nhà mà không chú ý thì rất dễ làm lượng đường huyết tăng cao trong dịp này.
Lượng đường huyết trong cơ thể không ổn định có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng tiến triển nhanh và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi gặp phải 2 "tín hiệu" ngứa bất thường trong cơ thể vào dịp Tết này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Ngứa da
Thường thì chúng ta hay gặp phải tình trạng khô ngứa da khi thời tiết, khí hậu thay đổi hoặc do cơ thể thiếu nước. Thực tế thì, làn da đột nhiên có hiện tượng ngứa ngáy trong dịp Tết có thể liên quan đến lượng đường trong máu của bạn.
Bởi khi lượng đường trong cơ thể tăng lên, nó sẽ khiến lượng nước tiểu của người bệnh tăng theo nên dễ gây mất nước, làm xuất hiện tình trạng khô ngứa da.
Ngứa tai
Đây cũng là tín hiệu mà nhiều người thường gặp phải khi mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong cơ thể tăng lên, tuyến bã nhờn của tai sẽ tạo ra nhiều rác và bụi bẩn nên làm xuất hiện tình trạng khô ngứa tai. Nếu thường xuyên bị ngứa tai trong dịp Tết, bạn cần chú ý vì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là rất cao.
Vậy người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý ăn uống như thế nào trong dịp Tết để hạn chế những biến chứng không mong muốn?
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (ít nhất là 4 bữa), ăn thêm bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Uống nhiều nước hơn.
- Hạn chế ăn đồ ngọt từ khay mứt bánh kẹo mời khách.
- Tránh uống bia, rượu.
- Chăm ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ trong cơ thể.
Theo Gà (Helino)