Những ai dễ mắc bệnh ung thư vòm họng?
Là một nghệ sĩ thành công trong sự nghiệp diễn xuất nhưng cuộc sống riêng của Giang Còi (tên thật Lê Hồng Giang, sinh năm 1962) lại gặp nhiều trắc trở.
Cách đây không lâu, anh phát hiện ra mình mắc ung thư họng. Dù phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, nhưng nghệ sĩ Giang Còi vẫn luôn lạc quan, bình tĩnh "chiến đấu".
Mỗi lần xuất hiện, anh vẫn luôn nở nụ cười tươi rói, chọc cười mọi người, không một lời than thở hay kêu ca, dù mỗi đêm về khối u hành đau nhức không ngủ nổi. Nhìn ở góc độ sức khỏe, nhóm người nào dễ mắc căn bệnh này, làm sao để phòng tránh?
Theo Bác sĩ Phù Huệ Quần, Trưởng khoa Ung thư, Bệnh viện Tương Nhã Tam, Đại học Trung Nam (TQ), căn bệnh ung thư vùng họng là nhóm bệnh đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Nói đến ung thư vòm họng, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó là khối u ung thư mà những người có thói quen hút thuốc lá sẽ mắc phải, thực tế có những nhóm người khác cũng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vòm họng.
Sau đây là các nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vòm họng và cách phòng ngừa ung thư vòm họng.
Những nhóm người dễ mắc bệnh ung thư vòm họng
1, Người hút thuốc lá:
Như chúng ta đã biết, thói quen hút thuốc lá thực sự rất có hại cho sức khỏe, một trong những hiểm họa của nó là ung thư vòm họng. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 95% người hút thuốc lá bị viêm họng ở các mức độ khác nhau.
Độc tố do hút thuốc lá sau một thời gian lâu dài sẽ bám vào thành sau của hầu, thành khí quản, phế nang nên rất khó loại bỏ hoàn toàn, nhất là vào ban đêm, người hút thuốc thường thở khò khè, theo thời gian, chức năng bài tiết của phổi giảm dần.
2, Người sử dụng giọng nói quá nhiều:
Có nhiều ngành nghề yêu cầu sử dụng giọng nói cao như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, điện thoại viên, cảnh sát giao thông,… đều có triệu chứng viêm họng. Do thường xuyên phải sử dụng giọng nói hàng ngày nên sẽ khiến dây thanh quản ở hai bên họng dày lên, dẫn đến sưng đỏ, ngứa ngáy, trong thời gian dài có thể dẫn đến ung thư vòm họng.
3, Người có khả năng miễn dịch thấp:
Người có thể lực yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể kém, khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại vi trùng cũng sẽ bị giảm sút, nhiều bệnh mãn tính sẽ lợi dụng sự thiếu hụt miễn dịch này để tấn công hoặc làm cho các triệu chứng trở nên nặng thêm.
Nếu hầu họng bị vi khuẩn xâm nhập sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vòm họng.
4, Nhóm người lao động trí óc, nhân viên văn phòng:
Nhóm người lao động ngồi làm việc văn phòng trong thời gian dài, trước hết họ dễ bị căng thẳng, stress trong công việc, sinh hoạt thất thường, sức đề kháng cơ thể yếu, cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư vòm họng.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài văn phòng lớn, mật độ người ngồi đông, chất lượng không khí kém trong môi trường văn phòng bí và kín gió cũng là yếu tố dễ gây ra ung thư vòm họng.
Vậy đối tượng trên nên phòng ngừa ung thư vòm họng như thế nào?
1, Cần kiên trì luyện tập thể dục thể thao và giữ một thái độ tốt
Tăng cường vận động là thói quen rất tốt cho mọi chức năng của cơ thể. Thường xuyên đi bộ, du lịch, hít thở không khí trong lành và duy trì tâm trạng vui vẻ cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của mầm bệnh ung thư vòm họng.
Không nên uống rượu bia lâu ngày, bỏ thuốc lá, bia rượu, không ăn đồ ăn quá chua, quá cay, không nên ăn đồ ẩm mốc, điều này càng quan trọng đối với người bị viêm họng mãn tính.
Nên hình thành thói quen vệ sinh ăn uống tốt, chẳng hạn như ăn ít thịt và ăn thanh đạm hơn, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, v.v.
Nuôi dưỡng môi trường vệ sinh tốt để ngăn ngừa nhiễm virus. Bởi vì nhiễm virus được cho là có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư thanh quản, vòm họng.
Người ta thường cho rằng virus có thể thay đổi bản chất của tế bào và tao ra sự phân chia bất thường, và virus có thể gắn vào gen và tải chúng lên thế hệ tiếp theo của tế bào, từ đó làm cho tế bào có thể trở thành ung thư.
Tránh hét to, chẳng hạn như phát âm không đúng cách hoặc sử dụng cổ họng quá mức, có thể gây tắc nghẽn cấp tính hoặc chảy máu dây thanh. Hãy chú ý hơn đến điều đó khi bị cảm lạnh. Đừng nói quá nhiều, hãy chú ý đến sự nghỉ ngơi hợp lý dành cho dây thanh âm.
Tăng cường bảo hộ lao động. Cần xử lý đúng cách các loại khí, bụi có hại trong quá trình sản xuất như bụi silic, cloramin, brôm, iot… Người lao động tiếp xúc với khí hoặc hóa chất độc hại trong thời gian dài cần đeo mặt nạ phòng độc, mặc áo bảo hộ đầy đủ và đúng cách.
Tăng cường thể chất và tăng cường vận động thể lực. Thường xuyên rửa mặt và cơ thể bằng nước, chú ý phòng ngừa cảm lạnh. Duy trì nhịp điệu cuộc sống đều đặn. Hoạt động ngoài trời nhiều hơn vào buổi sáng hoặc sau giờ làm việc vào cuối chiều.
Để ngăn ngừa ung thư vòm họng, chúng ta hãy thử áp dụng tối ưu các phương pháp trên.
Theo Vân Hồng (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)