Ung thư được cho là gây ra bởi gen hoặc có thể do bạn không may mắn, nhưng thực tế không phải như vậy.
Nghiên cứu khoa học gần đây đã tiết lộ nguy cơ gây ra ung thư đều phụ thuộc vào sự kết hợp của các gen, các yếu tố môi trường và lối sống của chúng ta. Bên cạnh đó các chuyên gia ước tính rằng khoảng bốn trong mười trường hợp ung thư có thể được ngăn chặn, chủ yếu thông qua việc thay đổi lối sống.
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này, nhưng béo phì mới là căn bệnh đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn. Theo một nghiên cứu về ung thư của Anh, ung thư ruột, thận, buồng trứng và gan có nhiều khả năng là do thừa cân hơn là hút thuốc lá.
Một tổ chức từ thiện tiết lộ rằng béo phì là nguyên nhân chính gây ra 13 loại ung thư khác nhau, số lượng lớn hơn hẳn so với việc hút thuốc lá.
Cơ quan chăm sóc sức khỏe đang gây áp lực buộc chính phủ phải làm nhiều hơn để chống lại bệnh này
Michelle Mitchell, giám đốc điều hành của một tổ chức từ thiện, cho biết: "Khi tỷ lệ hút thuốc giảm và tỷ lệ béo phì tăng, chúng ta có thể thấy rõ tác động của một cuộc khủng hoảng sức khỏe quốc gia và chính phủ thì đang cố lảng tránh vấn đề này. Những đứa trẻ của chúng tôi có thể sống trong một thế hệ không có khói thuốc.
Nhưng chúng tôi đã đạt mức cao kỷ lục về bệnh béo phì ở trẻ em và bây giờ chúng tôi cần sự can thiệp khẩn cấp của chính phủ để chấm dứt "dịch bệnh này"".
Giáo dục mọi người về những rủi ro liên quan đến việc thừa cân rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 20 người thì có 15 người không biết béo phì có thể gây ung thư.
Chiến dịch nghiên cứu làm quảng cáo về ung thư của Anh đang cảnh báo người dân bằng cách để hình ảnh của "bệnh béo phì" trên các gói thuốc lá giả.
Lối sống càng hiện đại thì tỉ lệ mắc ung thư càng cao
Theo NHS - Dịch vụ Y tế Quốc gia, béo phì thường được gây ra bởi việc tiêu thụ nhiều calo hơn mức bạn đốt cháy chúng thông qua hoạt động thể chất. Thủ phạm chính ở đây là chất béo và các thực phẩm có đường.
Cuộc sống hiện đại thường là nguyên nhân dẫn đến lối sống không lành mạnh này. Vì mọi người thường thích ăn đồ ăn rẻ tiền, nhiều calo và dành nhiều thời gian ngồi ở bàn làm việc, trên ghế sofa hoặc trong xe hơi, mà không hoạt động gì về mặt thể chất.
Ngoài ra còn có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn đôi khi có thể góp phần khiến bạn tăng cân, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Mặc dù những loại tình trạng này thường không gây ra vấn đề về cân nặng nếu chúng được kiểm soát hiệu quả bằng việc uống thuốc đều đặn.
Theo Bupa, giảm số lượng thức ăn nhanh mà bạn ăn, cũng như thay đổi cách ăn uống của bạn cần phải được thực hiện ngay lập tức. Mọi người nên hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng khuyên bạn nên tránh chế độ ăn kiêng khắc nghiệt: "Mặc dù điều này có thể khiến bạn giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng cũng dễ khiến bạn tăng cân khi quay trở lại với thói quen ăn uống thông thường".
NHS khuyên bạn nên tham gia các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy, bơi lội hoặc chơi các môn thể thao trong khoảng 150 đến 300 phút mỗi tuần.
Theo một nghiên cứu về sức khỏe, các cách giảm cân hiệu quả khác bao gồm:
- Tham gia các nhóm giảm cân tại địa phương
- Ăn chậm và tránh các tình huống mà bạn biết bạn có thể bị cám dỗ dẫn đến việc ăn quá nhiều
- Bạn có thể tìm đến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giúp thay đổi cách bạn nhìn nhận về thực phẩm và việc ăn uống.
Theo Nguyễn Linh (Soha/Trí Thức Trẻ)