Cách xử lý đồ ăn thừa để vừa không mất đi dinh dưỡng lại không gây hại sức khỏe

04/10/2017 09:48:00

Chuyện xử lý thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn là việc diễn ra hàng ngày. Nếu đổ bỏ thì tiếc mà giữ lại ăn thì sợ nguy hiểm. Đây là cách giúp bạn giải quyết vấn đề.

Chuyện xử lý thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn là việc diễn ra hàng ngày. Nếu đổ bỏ thì tiếc mà giữ lại ăn thì sợ nguy hiểm. Đây là cách giúp bạn giải quyết vấn đề.

Cách xử lý đồ ăn thừa để vừa không mất đi dinh dưỡng lại không gây hại sức khỏe
 

Sau đây là những món ăn được khuyến cáo không nên để thừa, và một số cách bảo quản đồ ăn thừa vừa không mất đi chất dinh dưỡng, vừa không gây hại tới sức khỏe.

1. Nên để thừa món thịt cá, không nên để thừa món rau

Mọi người đều biết thức ăn thừa thường sinh ra muối nitrit. Bản thân muối nitrit có chứa độc tố và khi gặp protein trong dạ dày sẽ sinh ra chất Nitrosamine, có thể gây ung thư.

Qua số liệu cho thấy, 80% lượng muối nitrit mà cơ thể hấp thụ đến từ rau củ. Những món rau đã qua chế biến nếu để chỗ nhiệt độ cao, trong thời gian dài, hàm lượng muối nitrit sẽ tăng.

Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong món rau cũng sẽ dễ mất đi. Nguyên nhân là do trong một loại thực phẩm thông thường có hơn vài chục loại chất dinh dưỡng trong đó có vitamin hòa tan như vitamin C, E đều rất sợ nóng. Giá trị dinh dưỡng của rau củ lại biểu hiện giàu vitamin do đó món rau sau khi đun lại sẽ làm mất đi gần hết chất dinh dưỡng.

Trong thực phẩm còn có một số chất dinh dưỡng, khoáng chất không sợ nóng như canxi, sắt. Những chất dinh dưỡng này mọi người thường hập thụ qua các món mặn như cá thịt. Do đó khi làm nóng chất dinh dưỡng cũng không bị mất đi quá nhiều.

Cho nên, bất luận là góc độ dinh dưỡng hay an toàn thực phẩm, cố gắng không ăn món rau thừa.

Ngoài ra cần lưu ý, món nguội kể cả món thịt tốt nhất không nên ăn thừa vì nếu không đun lại vi khuẩn có trong thức ăn sẽ không bị tiêu diệt, dễ gây ra tiêu chảy.

2. Hải sản để qua đêm không nên ăn

Các loại hải sản như cua, cá, tôm sau khi để qua đêm sẽ làm biến đổi protein từ đó gây hại cho chức năng gan, thận. Nếu trót mua quá nhiều có thể để hải sản còn tươi vào túi đựng thực phẩm hoặc vào hộp đựng thực phẩm bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh lần sau chế biến tiếp.

Cách xử lý đồ ăn thừa để vừa không mất đi dinh dưỡng lại không gây hại sức khỏe - Ảnh 1.

Hải sản đã chế biến không nên để qua đêm

3.Cách bảo quản tốt đồ ăn thừa mà không làm mất đi chất dinh dưỡng, không gây hại đối với sức khỏe

a. Thức ăn, cơm thừa tốt nhất nên bảo quản trong hộp thủy tinh

Đồ ăn thừa để qua đêm cũng không phải là thứ gì ghê gớm cả, chỉ cần không để quá lâu, số lần dùng lại không quá nhiều. Muối nitrat và muối nitrite trong thực phẩm đối với sự nguy hại cho cơ thể người là cực kỳ ít.

b. Thức ăn thừa phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh, nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại

Mục đích để nguội thức ăn thừa rồi mới cho vào tủ lạnh là vị nếu đột ngột để thức ăn nóng vào trong môi trường nhiệt độ thấp khí nóng trong thức ăn sẽ khiến hơi nước ngưng tụ lại tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Từ đó khiến thức ăn trong tủ lạnh dễ bị nhiễm độc.

Sau khi thức ăn đã nguội phải mau chóng cho vào tủ lạnh kể cả vào mùa đông cũng không được để lâu bên ngoài vì ở trong tủ lạnh có tác dụng kháng khuẩn nhất định.

c. Thức ăn thừa nên phân loại, tách riêng bảo quản

Không cùng một loại đồ ăn nhất định phải để riêng tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo. Ngoài ra, nên dùng những dụng cụ đựng sạch sẽ để cất trữ trong hộp, túi đựng thực phẩm hoặc kéo màng bọc thực phẩm lên trên bát hoặc đĩa thức ăn.

Cách xử lý đồ ăn thừa để vừa không mất đi dinh dưỡng lại không gây hại sức khỏe - Ảnh 2.

Thức ăn thừa nên phân loại tách riêng bảo quản

d. Thời gian để thức ăn thừa không nên quá lâu

Tốt nhất trong vòng 5, 6 tiếng nên dùng hết thức ăn thừa. Thông thường làm nóng mấy phút ở nhiệt độ cao có thể diệt được hầu hết vi khuẩn. Nhưng nếu thức ăn để quá lâu sẽ sinh ra muối nitrit và độc tố vi nấm aflatoxin, lúc này việc đun nóng cũng không còn có tác dụng nữa.

4. Khi dùng đồ ăn thừa cần phải làm nóng lại

Đồ ăn thừa có thể dùng lại vào bữa sau nhưng nhất định phải đun lại. Đun lại có nghĩa là phải làm sôi thức ăn đến nhiệt độ 100 độ thời gian trên 3 phút.

Dùng lò vi sóng để làm nóng thức ăn cũng là một cách rất hay, nó có thể khiến toàn bộ thức ăn được làm nóng đều.

Để tránh còn thức ăn thừa mỗi bữa nên nấu vừa đủ, không quá nhiều món vừa tránh lãng phí lại bảo đảm sức khỏe.

Theo Hương Nguyễn (Soha/Trí Thức Trẻ)