Trải qua một đêm dài, cơ thể chúng ta đã tiêu hao mất rất nhiều năng lượng nên việc cung cấp chất dinh dưỡng vào buổi sáng hôm sau hết sức cần thiết. Đảm bảo một bữa sáng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bữa sáng quan trọng là vậy nhưng vẫn còn nhiều người không có thói quen ăn sáng hàng ngày hay ăn sáng không đúng cách. Đây là một hành vi không tốt cho sức khỏe cần phải thay đổi ngay.
3 mối nguy hại lớn cho sức khỏe nếu khi bỏ bữa sáng
1. Tăng nguy cơ bệnh tật
Một nghiên cứu của Đại học Erlangen ở Đức cho thấy những người không chú ý đến bữa sáng thường có tuổi thọ trung bình ngắn hơn 2,5 năm so với những người ăn sáng.
Khi bạn bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái "thèm" lượng calo cao, dễ dẫn đến việc quá tải cho bữa trưa và bữa tối. Cùng với đó, một khi cơ thể nhận ra thiếu dinh dưỡng, nó sẽ tiêu thụ carbohydrate và protein đầu tiên. Nếu bạn cứ tiếp tục bỏ bữa sáng như vậy việc tăng nguy cơ béo phì là rất cao
2. Ảnh hưởng đến chức năng não
Khi chúng ta đói, lượng đường huyết trong cơ thể giảm đi rất nhiều. Nó có thể gây ra tình trạng chóng mặt, khó tập trung, giảm trí nhớ, các hiện tượng khác trong não và thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng não trong nhiều trường hợp nghiêm trọng.
Các chuyên gia đã phát hiện rằng khi mức độ thông minh gần như nhau, những sinh viên ăn sáng sẽ có điểm số cao hơn đáng kể so với những sinh viên không ăn sáng. Không ăn sáng, não bộ không thể phát triển và hoạt động bình thường do thiếu đi chất dinh dưỡng và năng lượng, theo thời gian dài sự phát triển của trí nhớ và trí thông minh có thể bị ảnh hưởng đáng kể.
3. Lão hóa nhanh
Nếu bạn không ăn sáng, cơ thể chỉ có thể sử dụng glycogen và protein dự trữ để cung cấp năng lượng. Lâu dần sẽ bị khô da và thiếu máu, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
2 loại thức ăn không nên dùng khi bụng đói vào buổi sáng
1. Thịt mỡ
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng với tình trạng bụng đói, nếu ăn nhiều thịt mỡ cơ thể sẽ không thể hấp thụ các loại protein từ đây. Ngược lại, nó còn tạo ra lượng lớn chất thải đạm có hại, làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, rất bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Không sử dụng rượu vào buổi sáng khi đói.
2. Đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn khi bụng đói gây nên kích thích niêm mạc dạ dày. Phần lớn lượng cồn trong đồ uống tại thời điểm này sẽ được tá tràng hấp thụ nhanh chóng và gây tổn thương cho dạ dày.
Ăn sáng như thế nào để tốt cho sức khỏe?
1. Ăn sáng sau khi thức giấc 20 -30 phút
Nên ăn sau khi ngủ dậy từ 20 đến 30 phút, lúc này cảm giác thèm ăn của cơ thể sẽ là mạnh nhất. Khoảng gian ăn sáng hợp lý nhất nên từ 7 giờ đến 8 giờ, cách bữa trưa từ 4 đến 5 tiếng.
Hãy nhớ bổ sung thêm các vitamin có trong rau củ quả để tăng thêm sức sống cho cơ thể.
2. Đa dạng nguồn dinh dưỡng
Một điều cần lưu ý: Hãy uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng, uống nước vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, vừa có thể bổ sung nước cho cơ thể, loại bỏ chất thải, giảm nguy cơ mỡ máu .
Bữa sáng rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, vì vậy bạn đừng quên ăn sáng nhé!