Bị kim tiêm, vật nhọn đâm: để chống phơi nhiễm HIV bạn nhất thiết phải lưu ý những điều sau

05/05/2019 22:59:36

Tình trạng phơi nhiễm HIV là điều có thể gặp trong cuộc sống nên việc trang bị những kiến thức phòng tránh lây nhiễm HIV là vô cùng cần thiết.

Ngày hôm nay (5/5) lại có thêm một trường hợp một cô gái phải điều trị chống phơi nhiễm HIV do bị người lạ đâm vật nhọn vào tay. Trước đó, vào khoảng đầu tháng 4/2019 cũng đã có trường hợp 10 người tại Sài Gòn bị đâm bằng kim tiêm khi đang di chuyển trên đường và phải đến bệnh viện điều trị phơi nhiễm HIV. Điều này khiến cho rất nhiều người rơi vào hoang mang và lo sợ về tình trạng lây nhiễm HIV. Chính vì vậy, chúng ta cần trang bị ngay cho mình những kiến thức để xử lý trong trường hợp này nếu không may gặp phải.

Phơi nhiễm HIV rất dễ gặp phải trong cuộc sống

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y Tế): Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Tình trạng phơi nhiễm HIV rất dễ gặp phải trong cuộc sống, điển hình như các trường hợp sau:

- Bị đâm vào kim tiêm, các vật nhọn, mảnh chai, mảnh sành... dính máu hoặc dịch không rõ nguồn gốc, có khả năng là dính máu và dịch của người nhiễm HIV.

- Sử dụng chung bơm kim tiêm với người có mắc HIV mà không hay biết.

- Có vùng da bị thương tiếp xúc với máu hoặc dịch của người nhiễm HIV qua tiếp xúc tay, chân hoặc cơ thể, do dùng chung đồ dùng sinh hoạt.

- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người nhiễm HIV bị vỡ đâm vào.

Bị kim tiêm, vật nhọn đâm: để chống phơi nhiễm HIV bạn nhất thiết phải lưu ý những điều sau
Nhãn

Xử lý thế nào khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Rất nhiều người khi bị rơi vào trường hợp phơi nhiễm HIV thì rơi vào hoảng loạn và không biết xử trí thế nào, để thời gian kéo dài, khiến cho việc điều trị phơi nhiễm bị chậm trễ, dẫn đến nhiễm bệnh.

Một số khác có thể lại chủ quan bỏ qua, dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Chính vì thế, khi rơi vào các trường hợp có nghi ngờ phơi nhiễm HIV như trên, các bạn hãy bình tĩnh để xử lý nhanh chóng theo hướng dẫn sau:

*LƯU Ý QUAN TRỌNG: Việc xử lý sau khi phơi nhiễm HIV cần diễn ra nhanh chóng bởi càng để lâu thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Bị kim tiêm, vật nhọn đâm: để chống phơi nhiễm HIV bạn nhất thiết phải lưu ý những điều sau - 1

Những lưu ý nhất định phải biết khi điều trị chống phơi nhiễm HIV

Để việc điều trị chống phơi nhiễm HIV đạt hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

- Chỉ điều trị chống phơi nhiễm bằng ARV khi có chỉ định của bác sĩ (sau khi đã được tư vấn), không tự ý mua và áp dụng.

- Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên để quá 72 giờ.

- Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm. Sau khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV thì ngưng sử dụng thuốc.

- Sau khi điều trị bằng ARV cần theo dõi sát sao để xử lý kịp thời các tác dụng phụ. Bệnh nhân cũng cần được tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng...

Bị kim tiêm, vật nhọn đâm: để chống phơi nhiễm HIV bạn nhất thiết phải lưu ý những điều sau - 2

- Không điều trị dự phòng bằng ARV sau phơi nhiễm trong các trường hợp:

+ Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV.

+ Nguồn gây phơi nhiễm đã được khẳng định là âm tính với HIV.

+ Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi...

+ Không điều trị ARV với người phơi nhiễm liên tục với HIV như: quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su, người nghiện ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm...

Theo Nana (Helino)

Nổi bật