Bệnh nhân ung thư sốc nặng khi chứng kiến mắt bị rách chẳng khác nào… phim kinh dị

19/04/2019 07:35:34

3 tuần sau ca phẫu thuật điều trị căn bệnh ung thư máu, chàng trai 21 tuổi bị ngứa ở mắt. Và hậu quả là một phần nhãn cầu của anh đã bị rách.z

Theo chẩn đoán, chàng trai người Đức này mắc bệnh bạch cầu tuỷ bào cấp tính (acute myeloid leukaemia). Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc cho anh. Nhưng 3 tuần sau, nam thanh niên tiếp tục được chẩn đoán mắc hội chứng GvHD - tạm dịch: bệnh tế bào ghép chống lại vật chủ cấp ở mức 4. Ngoài ra, anh cũng được chẩn đoán mắc hội chứng tế bào ghép chống lại vật chủ ở mắt cấp tính, mức 3.

Bệnh nhân ung thư sốc nặng khi chứng kiến mắt bị rách chẳng khác nào… phim kinh dị

Biến chứng trầm trọng nhất của cấy ghép tế bào gốc

Trong trường hợp chàng trai trên, các bác sĩ tiết lộ rằng, biến chứng ảnh hưởng tới da, ruột và gan bệnh nhân. Vấn đề đáng nói là dù một phần nhãn cầu người bệnh đã bị rách do biến chứng phẫu thuật, chuyên gia y tế khẳng định, thị lực của anh không hề bị ảnh hưởng.

Tiến sĩ Regine Braun, bác sĩ điều trị chính cho chàng trai, viết trong một bài báo đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine: "Mức độ tinh nhạy của mắt người bệnh không chịu tác động dù một phần nhãn cầu đã rách. Giác mạc trong cả hai mắt đều bình thường".

Loại bỏ màng mắt

Sau khi xem xét tình trạng nghiêm trọng của biến chứng mà chàng trai phải chịu đựng, các bác sĩ quyết định loại bỏ màng từ một trong hai mắt.

Với biến chứng tế bào ghép chống lại vật chủ mắt cấp mức độ 3, bệnh nhân được kê đơn thuốc steroids. Tiến sĩ Braun tiết lộ, sau khi điều trị bằng steroid và áp dụng một số biện pháp tăng cường hệ miễn dịch khác, chàng trai đã hồi phục. Tuy nhiên, cô cũng cảnh báo rằng, 1 năm sau, người bệnh sẽ bị hội chứng tế bào ghép chống vật chủ mãn tính gây ảnh hưởng đến da, miệng, mắt và cả màng, mô liên kết trong cơ thể.

Bệnh nhân ung thư sốc nặng khi chứng kiến mắt bị rách chẳng khác nào… phim kinh dị - 1

​Hệ miễn dịch tấn công cơ thể

GvHD là biến chứng thường gặp của bất cứ cuộc phẫu thuật cấy ghép nào.

Với trường hợp cấy ghép tế bào gốc, tế bào gốc của người hiến tặng chứa tế bào T - một dạng tế bào bạch cầu vốn là một phần của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng.

Tế bào T cũng có khả năng tấn công các tế bào ung thư. Đó là lý do tại sao cấy ghép tế bào gốc có thể giúp điều trị cho bệnh nhân bị ung thư máu – theo Hiệp hội các bệnh ung thư bạch cầu.

Tuy nhiên, tế bào T cũng có thể tấn công tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, từ đó, gây ra biến chứng nghiêm trọng GvHD.

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng tế bào ghép chống lại vật chủ, tất cả bệnh nhân qua cấy ghép đều được chỉ định thuốc để thử và giúp cơ thể chấp nhận cơ quan được hiến.

Có 2 dạng GvHD, là cấp tính và mãn tính.

Dạng cấp tính có xu hướng ảnh hưởng tới da, gan, dạ dày, ruột và đại tràng.

Các triệu chứng bao gồm:

- Da nổi phát ban

- Rối loạn dạ dày - ruột

- Các vấn đề về gan

GvHD mãn tính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau một ca cấy ghép và có thể ảnh hưởng tới một hoặc nhiều cơ quan nội tạng.

Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 30-70% bệnh nhân trải qua cấy ghép tế bào gốc mắc biến chứng tế bào ghép chống vật chủ.

Theo HNguyen (Helino)

Nổi bật