Các chuyên gia cho rằng, vấn đề ăn uống có thể không phải là ưu tiên hàng đầu sau khi mổ ruột thừa, đặc biệt là người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như nôn ói và tiêu chảy. Tuy nhiên, người bệnh cần biết sau mổ ruột thừa nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục.
Thực phẩm người bệnh ăn sau phẫu thuật có thể giúp tăng cường năng lượng, giảm đau và giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn. Vậy bệnh nhân sau mổ ruột thừa nên ăn gì, mổ nội soi ruột thừa nên ăn gì để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn?
1. Mổ ruột thừa nên ăn gì?
1.1. Bắt đầu với thực phẩm dễ tiêu hóa
Theo Bệnh viện Đại học Wisconsin tại Mỹ, những loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa, dù là mổ hở hay mổ nội soi đều là các loại thức ăn dễ tiêu hóa; chẳng hạn như cháo, sữa, sữa chua hoặc các món súp.
Chế độ ăn sau mổ ruột thừa ban đầu sẽ bao gồm các món ăn lỏng, đây được gọi là chế độ ăn kiêng chuyển tiếp vì người bệnh sẽ thực hiện ăn theo chế độ này một khoảng thời gian ngắn vài ngày trước khi ăn các thực phẩm khác.
Mặc dù chế độ ăn các thức ăn lỏng này cũng cung cấp cho người bệnh một ít protein và canxi, nhưng nó lại chứa ít các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như sắt, vitamin A và thiamine. Một số thức ăn lỏng được khuyến nghị cho bệnh nhân mổ ruột thừa bao gồm:
Nước dùng: Các loại nước hầm xương và rau củ rất bổ dưỡng và dễ dung nạp. Do đó đây là đáp án đầu tiên cho câu hỏi mổ ruột thừa nên ăn gì đầu tiên. Người bệnh nên bắt đầu từng ngụm nhỏ và tăng dần số lượng để tránh buồn nôn. Protein có trong nước dùng sẽ giúp người bệnh lấy lại sức rất tốt.
Các loại bí: Bí chứa nhiều chất dinh dưỡng như beta carotenes. Beta carotenes được chuyển đổi thành vitamin A, giúp cơ thể người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, hãy xay nhuyễn bí hoặc hầm nhừ để cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Đáp án cho câu hỏi người mổ ruột thừa nên ăn cháo gì, đó là cháo bí đỏ hầm nhừ và loãng.
Sữa chua: Sữa chua cũng là thực phẩm nên có trong danh sách đáp án câu hỏi mổ ruột thừa nên ăn gì. Nó dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Người bệnh sau mổ ruột thừa nên bắt đầu ăn một vài muỗng sữa chua và tăng dần số lượng lên. Và sữa chua ít đường dễ tiêu hóa hơn so với sữa chua thông thường.
1.2. Nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm
Nếu không gặp phải tình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy sau thời gian thực hiện chế độ ăn kiêng chuyển tiếp, người bệnh nên chuyển sang chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như bình thường. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình hồi phục sau mổ ruột thừa, người bệnh nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Cơ thể người bệnh lúc này cần nguồn cung cấp chất dinh dưỡng để giúp sản sinh ra các tế bào mới, đây là điều vô cùng quan trọng trong việc chữa lành vết mổ và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Để đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng, bệnh nhân sau mổ ruột thừa nên ăn gì? Đáp án chính là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả; thực phẩm từ sữa ít béo; các nguồn protein như thịt nạc gia cầm; hải sản; đậu phụ.
1.3. Ăn các loại thực phẩm giúp chữa lành vết thương
Tiếp theo đó, người bệnh sau mổ ruột thừa nên duy trì một chế độ ăn cân bằng để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng protein, carbs và chất béo.
Mỗi loại chất dinh dưỡng này đều đóng một vai trò trong việc chữa lành vết thương sau phẫu thuật; protein hỗ trợ hình thành collagen, một phần quan trọng giúp mô liên kết lấp đầy vết mổ; carb cung cấp năng lượng để tạo mô và mạch máu mới; chất béo cần thiết cho màng tế bào mới và cũng có thể giúp giảm viêm.
Người bệnh có thể nguồn cung cấp carb lành mạnh để ăn sau phẫu thuật cắt ruột thừa bao gồm đậu, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, các loại rau và trái cây. Ngoài ra, người bệnh nên chọn các nguồn chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu ô liu, các loại hạt và quả bơ.
1.4. Nên ăn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn đa dạng, người bệnh sau mổ ruột thừa nên ăn gì để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cũng là điều đáng lưu ý. Hãy bổ sung các loại thực phẩm để đảm bảo rằng cơ thể người bệnh sau mổ ruột thừa nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Vitamin A bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng bằng cách giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp; vitamin C vô cùng quan trọng cho việc sản xuất các kháng thể; các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
Để đảm bảo được các vitamin và khoáng chất kể trên, người bệnh sau mổ ruột thừa nên ăn nhiều loại rau xanh, ớt chuông để đảm bảo nhu cầu vitamin A và C; hạnh nhân và cải bó xôi giàu vitamin E. Ngoài ra, người bệnh nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày các loại hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu để có thêm nguồn kẽm – loại chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều người vẫn thắc mắc người mổ ruột thừa nên ăn hoa quả gì? Câu trả lời là sau khi mổ ruột thừa, người bệnh nên ăn nhiều loại hoa quả như dưa hấu, cam, dâu tây và nhiều loại quả chứa vitamin C.
2. Mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì?
Theo các bác sĩ, có một số loại thực phẩm và đồ uống mà người sau mổ ruột thừa nên tránh cho đến khi hồi phục hoàn toàn, bao gồm:
Rượu: Người bệnh sau mổ ruột thừa nên tránh uống rượu hoàn toàn, ngay cả việc dùng rượu trong chế biến thức ăn cũng cần tránh. Người bệnh nên kiêng rượu vài ngày đầu sau phẫu thuật, bởi rượu có thể tương tác với thuốc gây mê và thuốc uống được bác sĩ chỉ định sau phẫu thuật.
Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh: Thực phẩm béo nói chung rất khó tiêu hóa, là điều tối kỵ trong chế độ ăn uống của người bệnh sau mổ ruột thừa. Tuy nhiên, người bệnh có thể ăn một ít thực phẩm chứa các chất béo lành mạnh sau khi phẫu thuật khoảng 1 tuần. Các chất béo bão hòa nên hạn chế ở mức tối thiểu.
Đường: Đường tự nhiên có trong trái cây và rau quả tốt cho sức khỏe. Ngược lại, đường tinh luyện có thể là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy. Do đó, người bệnh sau mổ ruột thừa nên hạn chế dùng đường tinh luyện cũng như thực phẩm có nhiều đường một cách tối đa.
Theo Tiểu Quyên (Phụ Nữ Việt Nam)