Đã hai thập kỷ trôi qua, tại một ngôi làng nhỏ ở Tây Bengal, Ấn Độ có một người phụ nữ 65 tuổi hàng ngày ngâm mình ngập trong nước bất kể nắng mưa và chỉ trở về nhà khi mặt trời đã lặn hẳn.
Nhiều người ngạc nhiên và cũng không ít người cho rằng bà lập dị, nhưng bà không để ý đến và cứ tiếp tục ngâm mình trong nước.
Từ nhỏ, bà Pataruni Gosh đã mắc phải một chứng bệnh vô cùng kỳ lạ, hễ cứ ra ngoài là da bị nung đỏ, bỏng rát, viêm sưng và lở loét đầy đau đớn. Vì vậy, ngày nào bà Pataruni Gosh cũng phải ngâm mình trong một hồ nước gần nhà.
Trước khi mặt trời mọc mỗi ngày, bà Pataruni Gosh phải thức dậy đi ra hồ nước. Bà ngâm mình dưới nước để nước ngập đến cổ mình và giữ như thế cho tới tận khi mặt trời lặn mới trở lên bờ.
Không có một liều thuốc nào có thể chữa khỏi, chỉ có duy nhất việc ngâm mình trong làn nước mới có thể giúp bà Pataruni Gosh vơi bớt đau đớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã hơn 20 năm, 20 năm gần như sống dưới nước bất kể nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt. Đó là cứu cánh duy nhất cho bà vượt qua nỗi đau bệnh tật.
Tuy nhiên, hằng ngày bà Pataruni Gosh chỉ có thể ăn được chút ít cơm và rau, hoàn toàn không có thịt.
Họ hàng của bà Pataruni Gosh thường phải đưa thức ăn đến tận hồ và người phụ nữ già yếu đã phải ăn ngay trong lúc ngâm mình dưới nước để tránh cho da dẻ bị ánh mặt trời làm tổn thương.
Cũng vì quá gắn bó với hồ nước nên bà Pataruni Gosh được nhiều người dân địa phương tin tưởng rằng, sẽ có ngày bà hóa thành "linh hồn của hồ nước".
Bà Pataruni Gosh không thể đứng dậy một mình nên người thân và dân làng thường đến giúp bà đi lên hồ. Vì gia đình quá nghèo khổ nên bà Pataruni Gosh không có điều kiện tới bệnh viện điều trị.
Dĩ nhiên, ai nấy đều mong có một ngày bà Pataruni Gosh có thể đến bệnh viện để chẩn đoán rõ hơn về căn bệnh lạ lùng này.
Theo Minh Anh (Nguoiduatin.vn)