Bé trai 4 tuổi tử vong ngay sau khi uống cốc sữa đậu nành của mẹ: Bác sĩ cảnh báo những sai lầm cần tránh kẻo 'chết vì độc'

17/11/2020 10:25:08

Sau khi tiến hành điều tra, bác sĩ các định "thủ phạm" khiến cháu bé 4 tuổi tử vong chính là cốc sữa đậu nành chưa được người mẹ nấu chín đúng cách.

Nhiệt độ những ngày này giảm dần khiến cho nhiều người có xu hướng muốn tiêu thụ đồ ăn ấm nóng, ngọt lịm như sữa đậu nành hơn. Đó là lý do vì sao hàng loạt trang tin tức nổi tiếng Trung Quốc đăng tải lại thông tin một cậu bé 4 tuổi tử vong sau khi uống sữa đậu nành, xảy ra vào vài năm về trước, giống như một lời cảnh báo dành cho tất cả mọi người.

Cháu bé 4 tuổi tử vong vì cốc sữa đậu nành

Theo QQ, cháu bé 4 tuổi này là con của một người phụ nữ họ Vương (giấu danh tính). Biết được lợi ích cho sức khỏe của sữa đậu nành, chị Vương quyết định đi mua đậu tương về tự làm sữa đậu nành cho cả nhà cùng uống.

Bé trai 4 tuổi tử vong ngay sau khi uống cốc sữa đậu nành của mẹ: Bác sĩ cảnh báo những sai lầm cần tránh kẻo 'chết vì độc'

Sáng hôm đó, sợ con trai 4 tuổi muộn học nên chị đã không đun sôi lại sữa mà cho bé uống ngay. Không ngờ, khi trẻ vừa đến lớp, người mẹ này đã nhận tin báo con trai đang có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó thở nghiêm trọng.

Cậu bé được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng vẫn không thể qua khỏi. Khi chị Vương chạy đến bệnh viện thì cậu con trai 4 tuổi đã ra đi mãi mãi, chị ôm thi thể con, gục xuống và khóc thảm thiết. Chị không thể ngờ đứa trẻ sáng nay mình vừa mới chăm chút bây giờ đã lìa xa cuộc sống.

Sau khi tiến hành điều tra, bác sĩ xác định "thủ phạm" khiến cháu bé 4 tuổi tử vong chính là cốc sữa đậu nành chưa được người mẹ nấu chín đúng cách. Sữa đậu nành là thực phẩm chứa độc tố saponin. Nếu saponin được đun sôi ở nhiệt độ cao thì độc tính của nó sẽ bị biến mất, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu sữa chứa hàm lượng saponin quá cao sẽ có thể gây tan máu, kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt, khó thở... nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bé trai 4 tuổi tử vong ngay sau khi uống cốc sữa đậu nành của mẹ: Bác sĩ cảnh báo những sai lầm cần tránh kẻo 'chết vì độc' - 1
(Hình minh họa).

Lưu ý:

Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” nghĩa là sữa chưa sôi nhưng đã sủi bọt, điều này sẽ làm nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín.

Ngoài ra, khi đun sữa cũng nên mở nắp để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.

Cảnh báo 4 sai lầm khi uống sữa đậu nành kẻo "chết vì độc"

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, đậu nành có tên là Hoàng đại đậu, có vị ngọt, tính mát, có công dụng kiện tỳ khoan trung (xúc tiến tiêu hóa), nhuận táo (chống táo bón)...

Bé trai 4 tuổi tử vong ngay sau khi uống cốc sữa đậu nành của mẹ: Bác sĩ cảnh báo những sai lầm cần tránh kẻo 'chết vì độc' - 2

Cũng theo lương y, đậu nành là thức uống ngọt mát. Hàm lượng đạm trong đậu nành rất cao và có đủ 8 loại axit amin cần thiết cho việc tăng cường sức lực, phòng chống bệnh tật, nhất là cho người già, trẻ em... Tuy nhiên, cẩn trọng tác dụng phụ khi dùng sữa đậu nành nếu phạm phải 4 sai lầm sau:

1. Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

Sữa đậu nành tốt nhưng không nên uống quá nhiều vì dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Người lớn không nên uống quá 500ml/ngày.

2. Uống sữa đậu nành khi đói

Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Uống tùy tiện

Đậu nành vốn tính hàn nên những người sức khỏe kém, mệt mỏi, bệnh gút, đang bị lạnh bụng thì không nên uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.

4. Chứa sữa đậu nành trong phích

Để giữ ấm sữa, nhiều người cho rằng nên lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng thực ra, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ. Nếu tiêu thụ loại sữa này, bạn có thể đau bụng hoặc ngộ độc.

Theo Bảo Nam (Pháp Luật & Bạn Đọc)

Nổi bật