Vào cuối tháng 7 năm nay, cô Trần ở Hồ Nam (Trung Quốc) phát hiện một cục u to bằng quả trứng cút trên xương đòn bên trái của cậu con trai 12 tuổi, có kết cấu cứng và không đau, không ngứa nên cô vội vàng đưa con trai đến Bệnh viện Ung thư Hồ Nam để hội chẩn. Sau khi hoàn thành các xét nghiệm liên quan và kết hợp tất cả các kết quả khám, bác sĩ Lý Kiên cho biết cậu bé được chẩn đoán là "ung thư phổi phế quản nguyên phát" (ung thư phổi giai đoạn cuối). Do bệnh nhân còn trẻ và ở giai đoạn muôn, bệnh lý cho thấy khối u ác tính cao và tiên lượng cực kỳ xấu.
Theo thông tin, cô Trần năm nay 41 tuổi, mang thai đứa con trai ở tuổi 29. Vợ chồng cô Trần rất yêu quý cậu con trai độc nhất. Sau khi đứa trẻ được chẩn đoán mắc ung thư, bác sĩ hỏi chi tiết về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân nhi, cô Trần nhớ lại: "Ba bữa ăn trong ngày, chúng tôi phải chạy theo, đứa trẻ ăn mới ăn hết nửa bát cơm, nước đun sôi để nguội về cơ bản là không uống, khi khát thì uống nước ngọt hoặc nước trái cây". Theo cô Trần, cậu con trai đặc biệt thích chơi game di động. Đôi khi, cậu bé lén nghịch điện thoại trong khi bố mẹ đã ngủ vào ban đêm, dẫn đến việc thường xuyên thức khuya và sinh hoạt thất thường.
Theo phân tích của bác sĩ, độ tuổi trung bình của bệnh ung thư phổi là 60 tuổi, xảy ra ở những bệnh nhân nam hút thuốc lá nhiều trong thời gian dài, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở trẻ vị thành niên cực kỳ thấp, những trường hợp như cậu bé này rất ít. Các nguyên nhân gây ung thư phổi có thể liên quan đến hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không tốt. Nếu trẻ vị thành niên có thói quen sinh hoạt không đều đặn trong thời gian dài thì cần đặc biệt chú ý.
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tạo cho trẻ những thói quen tốt
1. Xây dựng thói quen học tập và nghỉ ngơi đúng giờ cho trẻ từ nhỏ
Tạo cho trẻ thói quen học tập và nghỉ ngơi đúng giờ, chú ý vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay, đánh răng sáng và tối, đồng thời chú ý giáo dục sức khỏe cộng đồng cho trẻ, để trẻ hình thành thói quen không vứt rác bừa bãi. Cha mẹ nên cố gắng giữ cho cuộc sống hàng ngày của trẻ được nhất quán mọi lúc.
Sau khi thực hiện một thời gian dài, bản thân trẻ cũng có thể học cách vạch ra cho mình một thời gian biểu phù hợp theo thói quen thông thường của cuộc sống một cách độc lập. Khi một đứa trẻ đã quen với cuộc sống bình thường, thì khái niệm thời gian đã được nội tại hóa thành một phẩm chất quý giá của trẻ và khả năng kiểm soát ý thức tự giác của trẻ đã được phát triển tốt.
2. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Cha mẹ không nên làm tất cả mọi việc thay con cái, nên tập cho trẻ có thói quen tự làm ngay khi còn nhỏ. Trẻ còn nhỏ thì phải tự xúc cơm, trẻ lớn hơn thì phải biết tự mặc quần áo, gấp quần áo, quét nhà,… Những công việc nhỏ giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm, tính tự lập, đây là nền tảng của một nhân cách lành mạnh.
3. Kiểm soát thời gian chơi điện thoại, xem TV
Cha mẹ nên làm gương, ít xem TV và đọc nhiều hơn, luôn tạo những trò chơi thú vị để chơi với trẻ, giúp trẻ tránh xa điện thoại di động. Nếu trẻ muốn xem điện thoại, hoặc xem TV, cần hướng cho trẻ những trò chơi, video lành mạnh, có tính giáo dục, tránh để trẻ chơi những trò chơi mang tính bạo lực, khiêu dâm. Đồng thời, nuôi dưỡng nhiều sở thích của trẻ, để trẻ không chỉ tập trung vào việc chơi điện thoại di động.
Cha mẹ của những trẻ kém tự chủ nên kiên nhẫn hơn và từ từ hướng dẫn trẻ học cách kiểm soát bản thân khi chơi điện thoại di động, tốt nhất không nên hình thành mối quan hệ kiểm soát và kiểm soát với con, hãy để trẻ hình thành thói quen tự chủ tốt.
4. Đối xử lịch sự với người khác
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thể thường xuyên thấy một số trẻ không biết chào hỏi khi có khách đến, thậm chí có trẻ còn nói tục chửi bậy. Chúng ta phải biết rằng lễ phép, lịch sự là biểu hiện của học vấn, cha mẹ không nên nghĩ rằng con mình lớn hơn sẽ tự biết lễ phép, thói quen cần phải hình thành khi còn nhỏ.
Dạy trẻ trẻ biết gõ cửa khi đến nhà người khác và không làm xáo trộn đồ đạc của người khác. Khi tiếp khách tại nhà, học cách ngồi, mời trà, tiễn khách không ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện giữa người lớn với nhau. Giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng, có ý thức chấp hành trật tự công cộng, kính trọng người già, giáo viên,…
5. Xây dựng thói quen đọc sách
Daniel Willingham, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia, đã chỉ ra có những bằng chứng rằng trẻ em học được nhiều điều hơn nếu được nghe đọc từ cha mẹ, và việc học tập này mang tính tích lũy. Cải thiện việc học hỏi thuở ban đầu, cũng sẽ giúp xây dựng nền tảng cho việc học sau này. Đọc sách cũng chính là cách trẻ thu nạp những kiến thức về sức khỏe và chăm sóc bản thân 1 cách lành mạnh, tự lập.
Theo Hà Vũ (Pháp Luật & Bạn Đọc)