Bé Lăng Lăng, 8 tuổi đang vừa làm bài vừa xem tivi thì mẹ bé đi làm về. Cô kiểm tra bài tập thấy rất nhiều lỗi sai. Không kìm nén được sự tức giận, mẹ Lăng Lăng đã đánh một cái vào sau đầu của con gái. Cô bé bật khóc, sau đó người mẹ lại cảm thấy đau lòng nên cũng đã dỗ dành con. Biết con gái thích ăn món chân gà, cô đã mua cho con ăn. Một lúc sau, Lăng Lăng bỗng nhiên buồn nôn và chóng mặt. Người mẹ lập tức đưa con đến bệnh viện nhưng đã quá muộn.
Người mẹ nghĩ rằng con gái mình bị ngộ độc thức ăn, tuy nhiên kết quả khám nghiệm tử thi cuối cùng khiến cô như chết lặng và hối tiếc cả đời. Nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của Lăng Lăng là do tổn thương nội sọ được gây ra bởi lực bên ngoài. Bác sĩ giải thích, trong não của Lăng Lăng hình thành những mạch máu dị dạng bẩm sinh nhưng không được phát hiện.
Vì vậy, cái tát lỡ tay của người mẹ đã khiến sự việc đáng tiếc này xảy ra. Biết được nguyên nhân này, mẹ Lăng Lăng vô cùng đau đớn, tuyệt vọng. Cô ân hận cho rằng chính mình đã hại chết con.
Bác sĩ chia sẻ thêm, phía sau đầu của trẻ là vị trí không được đánh. Bởi phía sau của não là nơi đặt trung tâm hô hấp, cũng chính là diên tủy. Nếu bị đánh trúng, nó sẽ khiến trung tâm hô hấp bị chấn động, có thể gây ra một số biến chứng của suy hô hấp, nặng có thể gây tử vong.
Nếu cha mẹ có thể kiềm chế cảm xúc của mình, nếu cha mẹ có thể hiểu biết thêm về một số tài liệu y tế, thì đã có thể tránh được bi kịch như vậy. Tuy nhiên tất cả sự việc xảy ra đều không có chữ "nếu như". Sau thảm kịch này chỉ còn sự hối tiếc và bài học cảnh giác sâu sắc.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, việc đánh, tát trẻ rất tai hại, vì không chỉ gây tổn thương tâm lý mà còn để lại hậu họa nặng nề cho sức khỏe, đặc biệt là khi cha mẹ vô tình đánh vào các vị trí sau của trẻ:
1. Đầu
Cha mẹ tuyệt đối không được đánh vào đầu trẻ vì con có thể bị tổn tương nặng nề. Những cú va đập vào đầu trẻ có thể dẫn tới chấn động não, nứt sọ, dập não, chảy máu, tụ mão não... Trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn tới chấn thương sọ não và tử vong.
Khi trẻ có biểu hiện quấy khóc, nôn ói, đau đầu, co giật, hôn mê, lỗ tai hoặc mũi cháy máu, tay chân yếu... người lớn cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức. Tránh nghĩ bé ăn vạ mà bỏ mặc.
2. Hai bên thái dương
Đây là vị trí khá nhạy cảm trên gương mặt. Nếu có một cú sốc từ bên ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh thị giác, thậm chí mù lòa. Rất nhiều cha mẹ hay tát vào mặt con, nhưng họ không biết điều này là vô cùng nguy hiểm.
3. Mông
Cha mẹ có thể cho rằng đánh vào mông chỉ khiến con cảm thấy đau chứ không gây nguy hiểm gì cho bé. Tuy nhiên, đó là một sai lầm rất nghiêm trọng.
Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường để bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài. Việc nằm úp người chịu đòn có thể khiến các vật liệu cứng phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tình hoàn đối với các bé trai.
Bên cạnh đó, việc dùng thắt lưng, dây cứng đánh vào mông con có thể gây tụ máu ở khu vực này, làm cản trở lưu thông máu, thậm chí có thể dẫn tới hoại tử.
4. Ngực
Ngực là trung tâm của xương và hệ thống hô hấp. Khi đánh vào ngực, trẻ có thể bị suy hô hấp, gãy xương, nghiêm trọng nhất là dẫn tới tử vong.
5. Bụng
Đánh vào bụng trẻ có thể gây ra tổn thương các nội tạng như ruột, gan, lá lách. Nếu không đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời và để tình trạng xuất huyết nội tạng xảy ra nghiêm trọng sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
6. Tai
Nhiều cha mẹ có thói quen véo tai khi con hư hoặc làm sai. Tuy nhiên, việc xoắn, vặn tai trẻ khiến dây thần kinh ở tai bị hỏng hoặc có thể khiến trẻ ngất tại chỗ.
Sử dụng đòn roi không bao giờ là biện pháp giáo dục hiệu quả, giúp bé ngoan ngoãn như kỳ vọng của bố mẹ. Việc đánh trẻ có thể gây ảnh hưởng về tâm lý, thậm chí còn khiến trẻ lầm lì và ương bướng hơn. Một số trẻ sẽ hình thành tâm lý mất tự tin, sợ hãi và sống khép mình.
Hậu quả lâu dài của việc giáo dục bằng đòn roi là trẻ lớn lên cũng có xu hướng sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Do đó, thay vì sử dụng roi vọt, cha mẹ cần tìm nhưng phương pháp giáo dục hợp lý hơn để dạy trẻ.
PN (Nguoiduatin.vn)