Thông tin này được ThS.ĐD Võ Thuận Anh và Điều dưỡng Trần Thị Minh Hòa đưa ra trong Hội nghị kiểm soát nhiểm khuẩn trong Ngoại khoa, diễn ra tại Bệnh viện (BV) Bình Dân, TP.HCM.
1 triệu bệnh nhân tử vong mỗi năm liên quan đến an toàn phẫu thuật
Theo các điều dưỡng, an toàn người bệnh hiện nay trở thành một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực y tế.
Tại các nước phát triển, ước tính cứ 10 người bệnh nhập viện thì có một người bị tai biến điều trị. Riêng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV), WHO ước tính tại các nước đang phát triển cao gấp 20 lần so các nước phát triển.
"Theo WHO mỗi năm trên toàn thế giới có trên 230 triệu ca phẫu thuật, biến chứng xảy ra gây nguy hại tính mạng tới 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật" - Các báo cáo viên chia sẻ.
Cứ 150 bệnh nhân nhập viện có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong BV liên quan đến phẫu thuật. Những báo cáo gần đây cho thấy sự cố liên quan đến phẫu thuật chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển, chiếm khoảng 18%.
Những sai sót trong phẫu thuật bao gồm: Sai bệnh nhân, sai vị trí phẫu thuật, quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể người bệnh;
Sai sót trong kỹ thuật phẫu thuật
Sai sót trong gây mê;
Các biến chứng của phẫu thuật: chảy máu, thủng tạng…
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Các báo cáo viên thông tin, những nhiễm khuẩn BV thường gặp là viêm phổi BV; nhiễm khuẩn vết mổ; Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt sonde tiểu; Nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đặt catheter tĩnh mạch.
Các nhiễm khuẩn này làm tăng thời gian điều trị, tăng đề kháng kháng sinh và tăng tỉ lệ bệnh nhân tử vong.
Chính vì thế, trách nhiệm của người điều dưỡng KSNK trong công tác đảm bảo an toàn phẫu thuật và gây mê rất quan trọng.
Người điều dưỡng phải đảm bảo chất lượng khử - tiệt khuẩn của các dụng cụ khi cung cấp cho các khoa. Đồng thời phối hợp với khoa phẫu thuật xây dựng định mức đối với các dụng cụ dùng một lần để đảm bảo chất lượng dụng cụ nhằm mục tiêu an toàn người bệnh.
Khó tin: 55% nhân viên y tế chưa cập nhật thông tin về tiêm an toàn
Ngoài vai trò đảm bảo an toàn phẫu thuật, một vấn đề khác cũng được đặt ra cho nhân viên y tế là việc tiêm chủng an toàn.
Thống kê cho thấy, hiện nay khoảng 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn.
Năm 2000, ước tính trên toàn cầu có 21 triệu ca nhiễm HBV, 2 triệu ca nhiễm HCV, 260.000 ca nhiễm HIV do tiêm không an toàn.
Cách đây không lâu, một bé gái tên P.L.B.V (32 tháng tuổi, quê Sóc Trăng) sau khi đi tiêm ngừa tại một cơ sở y tế tại địa phương đã bị nhiễm trùng vết tiêm nặng. Hậu quả là em phải trải qua 3 lần mổ áp xe đùi trái.
Trong thời gian trên, mí mắt bên phải của bé bị sụp và được phát hiện bị u thân não, phải chuyển lên BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) điều trị.
Trường hợp này cho thấy vấn đề tiêm chủng không an toàn ở nước ta rất đáng lo ngại.
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy, có đến 55% nhân viên y tế chưa cập nhật thông tin về tiêm an toàn liên quan đến KSNK.
Phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng kềm, phân loại và thu gom vật sắt nhọn sau tiêm, dùng tay đậy nắp kim sau tiêm,…).
Các báo cáo viên cho rằng, nhân viên y tế phải liên tục được cập nhật các kiến thức, thực hành tiêm an toàn, quản lý chất thải y tế, phòng ngừa chuẩn.
Ngoài ra, người điều dưỡng KSNK phải xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá các quy tắc và quy trình tiêm liên quan đến KSNK. Dự trù trang thiết bị, bổ sung đầy đủ các phương tiện
Theo Hoàng Lê (Thời Đại)