Người mẹ không ngờ rằng, điều này cuối cùng khiến đầu gối của con gái bị tổn thương nặng và cô bé được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp.
Tại sao người mẹ lại ép con gái tập thể dục cường độ cao như vậy?
Con gái 13 tuổi cao 1.58, nặng 120kg. Mẹ lo lắng về vóc dáng của con nên bắt con nhảy dây để... tăng chiều cao
Theo thông tin đưa trên trang Sohu, cô bé tên là Viên Viên, sống với gia đình ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Cô bé cao 1m58 và nặng đến 120kg. Mẹ bé cho biết, ở tuổi này con gái vẫn có thể cao thêm nhờ tập thể dục, hơn nữa bà cũng muốn con sẽ giảm cân cho xinh đẹp hơn nên đã nghĩ ra việc ép con nhảy dây hàng ngày. Trong kì nghỉ hè, bà đã ép con gái nhảy dây từ 1.000 cái/ngày lên 3.000 cái/ngày, 1.000 cái buổi sáng, 1.000 cái buổi trưa và 1.000 cái buổi tối.
Hiểu được nỗi lo lắng và mong mỏi của mẹ, Viên Viên đã cắn răng tập luyện cường độ cao như vậy mỗi ngày. Cho đến một ngày, Viên Viên đang nhảy dây thì cảm thấy đầu gối trái bị đau, cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm khi không cử động nhưng thỉnh thoảng lại có cảm giác đau âm ỉ khi đi lại.
Khi quá đau đớn, Viên Viên đã xin mẹ đưa đi khám. Ban đầu người mẹ còn cho rằng con gái kiếm cớ vì lười tập luyện nhưng sau khi bác sĩ cho biết cô bé bị viêm bao hoạt dịch mâm chày thì bà không nói nên lời, chỉ biết tự trách về những lời nói và việc làm của mình trước đây.
Thật không may, câu chuyện của Yuanyuan không phải là không có. Trên thực tế, Khoa Chấn thương của Bệnh viện Chỉnh hình Y học Cổ truyền Trung Quốc Hàng Châu Fuyang gần đây đã báo cáo một trường hợp tương tự. Một cậu bé 10 tuổi nhập viện vì đau gót chân cấp tính, sau khi bị cha mẹ ép buộc phải nhảy dây 2.000 đến 3.000 lần mỗi ngày trong 3 tháng qua. Nguyên do là vì cha mẹ của cậu bé đều cao có 1,5m và 1,6m, họ sợ rằng con trai sẽ không đủ cao nếu không có sự can thiệp từ sớm.
Giống như trường hợp của Viên Viên, cậu bé bắt đầu kêu đau và ôm chặt chân khi nhảy dây, nhưng vài ngày sau mẹ bé mới đưa con đến gặp bác sĩ vì trước đó bà nghi ngờ con chỉ giả đau để tránh tập. Cuối cùng, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc chứng viêm xương sụn vô khuẩn gót chân (calcaneal apophysitis).
Các bác sĩ cảnh báo các bậc cha mẹ rằng sự tăng trưởng và phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tập thể dục, giấc ngủ, dinh dưỡng, tâm trạng, di truyền... và chỉ tập thể dục thôi không thể đóng vai trò quyết định.
2 thực phẩm cực có hại cho xương của trẻ, đáng tiếc nhiều cha mẹ vẫn cho con ăn
Ngoài việc tập thể dục phù hợp, cha mẹ cũng cần chú ý đến chuyện ăn uống để bảo vệ sức khỏe xương khớp cho con. Có 2 thực phẩm cực có hại cho xương mà cha mẹ cần hạn chế con ăn ngay từ giờ.
Thứ nhất phải kể đến đồ ăn vặt
Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Hebrew ở Jerusalem tiết lộ: Thức ăn vặt hoặc thực phẩm chế biến quá kỹ có tác động tiêu cực nhất định đến sự phát triển hệ xương của trẻ.
Nghiên cứu do Giáo sư Efrat Monsonego-Ornan và Tiến sĩ Janna Zaretsky từ Khoa Hóa sinh, Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, đã được công bố trên tạp chí Bone Research.
Thực phẩm siêu chế biến - hay còn gọi là đồ ăn vặt - là các sản phẩm thực phẩm trải qua một số giai đoạn chế biến và chứa các thành phần không có lợi cho sức khỏe. Chúng được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là trẻ em.
Sự phổ biến ngày càng tăng của các sản phẩm này trên khắp thế giới đã trực tiếp góp phần làm gia tăng tình trạng béo phì và các tác động đến tinh thần và trao đổi chất khác đối với người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Ý, Thụy Điển, đăng trên trang Frontiersin, trẻ em bị béo phì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, cuối cùng dẫn đến yếu xương. Các báo cáo trước đây cũng cho thấy tỷ lệ gãy xương ngày càng tăng ở trẻ em mắc chứng béo phì.
Thứ hai là nước ngọt có ga
Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã xem xét bằng chứng về các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe của xương ở trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ngọt có ga có liên quan đến việc giảm hàm lượng khoáng chất, mật độ và sức mạnh của xương và gia tăng tình trạng gãy xương ở trẻ em.
Tại sao điều này xảy ra? Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng caffeine hoặc phốt pho trong nước ngọt có ga có thể làm mất canxi trong nước tiểu. Các tác giả khác cho rằng nước ngọt có liên quan đến sức khỏe xương kém vì chúng thay thế sữa trong chế độ ăn của trẻ em. Điều này có liên quan đến việc giảm tiêu thụ canxi và các chất dinh dưỡng, dẫn đến không đủ lượng canxi, vitamin D và kali được khuyến nghị.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo cha mẹ cha mẹ nên hạn chế cho con ăn uống các thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng, thay vào đó nên thay bằng các nguồn dinh dưỡng phong phú hơn như sữa ít chất béo và không có chất béo để giúp tăng cường sự phát triển của xương.
Theo TT (Pháp Luật & Bạn Đọc)