Vào ngày 15 tháng 3, cậu bé 3 tuổi tên Tiểu Quang ở Vũ Hán (Trung Quốc) bị ho rất nhiều, cha của Tiểu Quang đưa cậu bé đến bệnh viện địa phương chuẩn đoán.
Các bác sĩ Khoa Nhi sau khi xem xét tình hình đã sắp xếp cho Tiểu Quang đi chụp X quang ngực. Sau đó, nhìn kết quả chụp X-quang ngực, bác sĩ chẩn đoán Tiểu Quang bị viêm phổi, cho cậu bé uống thuốc chống viêm và thuốc ho.
Sau 2 ngày uống thuốc, tình trạng ho của Tiểu Quang vẫn rất nặng, lại một lần nữa cha đưa Tiểu Quang đến bệnh viện, bác sĩ lần này hỏi cha mẹ Tiểu Quang: "Cậu bé có ăn đồ ăn vặt gì không?" Cha Tiểu Quang nhớ lại, gần đây cậu bé có ăn đậu phộng ở nhà. Nghe đến đây bác sĩ lại sắp xếp cho tiểu Quang chụp X-quang một lần nữa, bác sĩ nói có thể ở khí quản của Tiểu Quang có vật lạ, nghi ngờ là hạt đậu phộng.
Nghi ngờ có dị vật là hạt đậu phộng trong khí quản, bác sĩ làm thủ tục chuyển Tiểu Quang lên bệnh viện của thành phố.
Ngày 17/3, Tiểu Quang được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố để nhập viện cấp cứu. Lúc này, sắc mặt của bác sĩ khá nghiêm trọng khi nói với bố mẹ của Tiểu Quang, đứa trẻ đang ở trong tình trạng nguy kịch, vì vậy cần nhập viện để làm các xét nghiệm và chờ đợi kết quả. Tiểu Quang ngoài việc có dị vật ở phế quản, viêm phổi, đồng thời còn bị giảm tiểu cầu, khả năng làm đông máu bị cản trở, bệnh tình vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ bàn bạc với gia đình của Tiểu Quang, trước mắt cần phải kịp thời lấy dị vật ra khỏi phế quản của cậu bé, và bác sĩ cũng hoài nghi dị vật này chính là hạt đậu phộng.
Tuy nhiên vì tiểu cầu hạ thấp, tồn tại sự rối loạn chức năng đông máu, phổi bị nhiễm trùng tương đối nặng. Vì sự an toàn, tốt nhất là điều trị kháng viêm, rồi mới tiến hành phẫu thuật lấy dị vật.
Chiều ngày 19/3, bác sĩ phụ trách điều trị nói với cha của Tiểu Quang, sau khi điều trị chống viêm, ngày mai cậu bé có thể tiến hàng phẫu thuật lấy dị vật. Tuy nhiên đến 10 giờ tối cùng ngày, Tiểu Quang đột nhiên xuất hiện khó thở, bác sĩ lập tức phải sắp xếp tiến hành phẫu thuật cấp cứu, sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ đã phẫu thuật và lấy dị vật trong khí quản ra. Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ phát hiện dị vật đúng là hạt đậu phộng nằm ở phía bên trái khí quản, nó đã vỡ nên chặn khí quản.
Vài ngày sau phẫu thuật, sức khỏe Tiểu Quang hồi phục kém, bác sĩ kết hợp với lịch sử bệnh, tiểu cầu giảm, chức năng đông máu bị rối loạn, hoài nghi có liên quan đến cơ sở di truyền. Bác sĩ và gia đình của Tiểu Quang sau khi thương lượng đã quyết định chuyển cậu bé đến Bệnh viện Nhi đồng tỉnh để điều trị.
Ngày 23/3, các bác sĩ ở bệnh viện tỉnh chẩn đoán Tiểu Quang bị viêm phế quản, thiếu máu, phù não, thiếu oxy gây tổn thương não. Sau khi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh trong vài tháng và tình trạng bệnh đã ổn định, nhưng cuối cùng Tiểu Quang vẫn bị bại não.
Bác sĩ điều trị cho Tiểu Quang cho rằng: Vì bác sĩ ở bệnh viện địa phương và bệnh viện thành phố không kịp thời đối phó với tình trạng bệnh của Tiểu Quang, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tình phát triển. Bên cạnh đó khi tìm xe để đưa Tiểu Quang từ bệnh viện thành phố lên bệnh viện tỉnh trong thời gian quá lâu cũng là nhân tố dẫn đến bệnh tình chuyển biển xấu, làm mất thời gian vàng để điều trị
Trường hợp đau lòng này cũng cảnh báo hầu hết các bậc phụ huynh và mọi người:
Thứ nhất: Tốt nhất không cho trẻ nhỏ ăn đậu phộng, quả óc chó và các loại quả hạch khác, nếu cho trẻ nhỏ ăn thì phải hết sức chú ý. Một khi những thứ này đi vào khí quản, hậu quả không thể lường trước được. Vì vậy, để tránh sự tái phát bi kịch, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc ăn uống của trẻ.
Thứ hai: Khi trẻ bị ho không ngớt, nên nghi ngờ bị hít phải vật lạ. Phải kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị, đặc biệt bạn phải nói rõ lịch sử bệnh để không trì hoãn việc loại bỏ dị vật, bằng không sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Theo Hà Vũ (Khampha.vn)