Bất kể nam hay nữ trên cơ thể xuất hiện '2 đen 2 hôi' chứng tỏ suy giảm chức năng thận

22/11/2020 20:15:25

Thận là cơ quan giải độc, nếu thận có vấn đề sẽ làm tổn thương tinh thần và thể chất của con người, tuy nhiên thận nằm ở vị trí tương đối ẩn trong cơ thể nên khi thận bị bệnh rất khó phát hiện. Nếu suy giảm chức năng thận suy giảm, cơ thể sẽ xuất hiện "2 đen 2 hôi".

Thận được xem là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, tương ứng với ngũ tạng là tâm - can - tỳ - phế - thận. Theo đó, thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các axit amin và sản xuất ra các hormone điều hòa cơ thể. Nếu chức năng thận kém đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ bài tiết, gây ra hàng loạt các dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu thận bị suy giảm?

Hai đen

1. Quầng mắt chuyển sang màu đen

Bất kể nam hay nữ trên cơ thể xuất hiện '2 đen 2 hôi' chứng tỏ suy giảm chức năng thận
Quầng mắt chuyển sang màu đen là dấu hiệu thận gặp vấn đề.

Hiện nay có rất nhiều người bị thâm quầng mắt, đa số đều nghĩ là do thức khuya, nhưng nếu chất lượng giấc ngủ tốt mà tình trạng thâm quầng vào buổi sáng rõ rệt, vậy chứng tỏ trong cơ thể bạn đang tiềm ẩn một số bệnh lý liên quan đến thận. Bởi vì chất độc và rác thải trong cơ thể chưa được đào thải ra ngoài kịp thời, sẽ tạo điều kiện cho chất độc lưu lại trong da và máu, hơn nữa da mắt vốn mỏng hơn nên đặc biệt sẽ thấy rõ các cặn melanin, thâm quầng mắt rõ ràng hơn.

2. Tai chuyển sang màu đen

Bất kể nam hay nữ trên cơ thể xuất hiện '2 đen 2 hôi' chứng tỏ suy giảm chức năng thận - 1
Trong y học Trung Quốc, tai và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Trong y học Trung Quốc, tai và thận có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể nói tai là bộ phận bên ngoài của thận và cũng là nơi phản ánh sức khỏe của thận. Nếu thận bị suy giảm chức năng, không đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và trao đổi chất bình thường. Máu quanh tai cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến tai có hiện tượng thâm đen, nếu hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng, chứng tỏ các vấn đề liên quan đến thận tương đối nguy hiểm.

Hai hôi

1. Bàn chân có mùi hôi

Bất kể nam hay nữ trên cơ thể xuất hiện '2 đen 2 hôi' chứng tỏ suy giảm chức năng thận - 2
Bàn chân có mùi đặc biệt khó chịu, tức là thận đang hoạt động không bình thường.

 

Bàn chân có mật độ kinh lạc dày đặc nhất trên cơ thể, sức khỏe của hầu hết các cơ quan trên cơ thể có thể được phản ánh từ bàn chân. Nếu bình thường đi giày và tất mà chân không bị hôi, đặc biệt sạch sẽ. Nhưng ngược lại bàn chân có mùi đặc biệt khó chịu, tức là thận đang hoạt động không bình thường, chất độc và rác tích tụ trong cơ thể gây ra mồ hôi chân bất thường và khiến bàn chân có mùi.

2. Nước tiểu có mùi hôi

Những người có cơ thể tương đối khỏe mạnh thường có nước tiểu màu vàng nhạt và không có mùi hôi, nhưng nếu thiếu nước trong cơ thể mà nước tiểu có màu vàng, có nhiều bọt, thậm chí kèm theo mùi hôi thì có nghĩa là chức năng thận bị suy giảm. Kiến nghị mọi người lúc này nên đến bệnh viện khám để kịp thời có biện pháp phòng tránh.

Bất kể nam hay nữ trên cơ thể xuất hiện '2 đen 2 hôi' chứng tỏ suy giảm chức năng thận - 3
Nếu thiếu nước trong cơ thể mà nước tiểu có màu vàng, có nhiều bọt, thậm chí kèm theo mùi hôi thì có nghĩa là chức năng thận bị suy giảm.

Nhìn chung, các dấu hiệu thận yếu thường không rõ rệt và đặc thù. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng trên xuất hiện, kiện nghị mọi người cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân. Bên cạnh đó, nên định kỳ thực hiện xét nghiệm tầm soát các bệnh lý về thận để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tại cơ quan này, tránh bệnh diễn tiến trầm trọng, gây hậu quả đáng tiếc.

Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là:

- Cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol;

- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp;

- không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn;

- Tập thể dục thể thao mỗi ngày;

- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu;

- Khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm;

- Dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu... theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Nguồn: Sohu

Theo Vũ Hà (Pháp luật và Bạn đọc)

Nổi bật