Nước rửa bát là công cụ vệ sinh không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhưng vì bị nhận xét độc hại, gây ung thư nên một số người không thích dùng nước rửa bát mà thay vào đó là dùng nước nóng, nước vo gạo để rửa bát trong thời gian dài.
Nước rửa bát có thực sự gây hại như lời đồn thổi? Bát đĩa, đũa rửa bằng chất tẩy rửa lâu ngày có bị ung thư không?
Hóa chất tẩy rửa có thể gây ung thư?
Lý do tại sao chất tẩy rửa có thể tẩy dầu mỡ và khử nhiễm, bởi vì nó là chất hoạt động bề mặt và chất nhũ hóa có trong nó có thể hòa tan và nhũ hóa chất bẩn nhờn, sau đó được rửa sạch bằng nước. Nước rửa bát là một sản phẩm có độc tính thấp và vô hại đối với cơ thể con người, chỉ gây ngộ độc nhẹ hoặc trung bình trừ khi có một lượng lớn đi vào cơ thể, do đó thật vô lý khi nói hóa chất tẩy rửa là chất gây ung thư.
Bản thân chất tẩy rửa không gây ung thư, nhưng hoạt chất chứa trong đó không chỉ làm tăng tốc độ hòa tan các vết bẩn tan trong chất béo mà còn thúc đẩy quá trình hòa tan, hấp thụ và phân hủy các chất gây ung thư trong cơ thể người. Vì vậy, các vật dụng có sử dụng chất tẩy rửa phải được xả sạch bằng nước.
Nếu bạn vô tình chọn phải các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thành phần thì nó cũng có thể có chứa chất gây ung thư formaldehyde, sẽ có nguy cơ gây ung thư cao. Nhưng thông thường, không có nguy cơ sinh ung thư khi sử dụng chất tẩy rửa đảm bảo chất lượng.
Sử dụng nước rửa bát an toàn: Đừng để nó tiếp xúc với tay quá nhiều
Để sử dụng nước rửa bát hay các sản phẩm tẩy rửa khác an toàn, ngoài việc mua sản phẩm đảm bảo chất lượng và xả sạch, bạn còn phải chú ý đến liều lượng và cách sử dụng, bảo vệ đôi tay của mình.
Thời Trọng Tỉnh, một nhà nghiên cứu liên kết tại Trường Y Đại học Trịnh Châu, nhắc nhở rằng những điểm sau đây cần được chú ý trong việc sử dụng chất tẩy rửa an toàn.
1. Chọn sản phẩm đảm bảo, ngửi và xem qua
Hãy ngửi thử, không chọn loại sản phẩm có mùi hăng hoặc lạ. Xem xét, chọn số giấy phép sản xuất, sử dụng số tiêu chuẩn, ghi rõ nhãn sản phẩm, thành phần hoạt chất, công dụng, cách sử dụng và ngày hết hạn, có độ trong suốt về màu sắc.
Ngoài ra, bạn chỉ nên mua chất tẩy rửa ở các cửa hàng uy tín, không đến các quầy hàng không đảm bảo, điều này cũng có thể đảm bảo ở mức độ nhất định rằng bạn đang mua các sản phẩm chất lượng.
2. Kiểm soát liều lượng
Làm theo hướng dẫn trên bao bì để sử dụng chất tẩy rửa và kiểm soát số lượng để có thể rửa sạch vết bẩn, không nên sử dụng quá nhiều.
3. Không đổ trực tiếp lên bát đĩa
Khi rửa bát đĩa, không đổ bôi trực tiếp lên bát đĩa mà nên pha loãng nước rửa bát trong nước lọc, sau đó cho bát đĩa vào rửa. Ngoài ra, xả chất tẩy rửa còn lại dưới vòi nước sạch đang chảy là cách tốt nhất để làm sạch.
4. Mang găng tay khi rửa
Nước rửa bát có thể tẩy sạch vết dầu trên bộ đồ ăn, đồng thời rửa sạch chất nhờn trên tay, đẩy nhanh quá trình mất độ ẩm của da tay. Do đó, hãy nhớ đeo găng tay cao su, loại găng tay này có thể bảo vệ da tay giúp da tay không bị khô và thô ráp. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và chất tẩy rửa.
Bản thân nước rửa bát không có chất gây ung thư, nhưng các hoạt chất chứa trong nó có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ chất gây ung thư trong cơ thể con người, do đó, khi sử dụng nước rửa bát, hãy nhớ kiểm soát liều lượng và rửa sạch bằng nước. Tuy nhiên, tránh xa chế độ ăn nhiều chất béo, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi và tâm trạng không tốt cũng có ý nghĩa lớn đối với việc ngăn ngừa ung thư.
Theo Hà Vũ (Trí Thức Trẻ)