Ăn nấm bổ dương nhưng phải nhớ kỹ những lưu ý 'sống còn' khi ăn kẻo ngộ độc chết người

06/10/2022 15:40:01

Ai cũng biết nấm rất bổ, thậm chí nên thuốc, nhưng không phải ăn sao cũng được...

Theo thống kê, trong thiên nhiên có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc. Hiện nay nấm được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được ví như món ăn thời thượng, thường xuất hiện trong các thực đơn nhà hàng, tiệc cưới như lẩu nấm, bánh xèo nấm, nấm xào, gỏi nấm...

Lợi ích tuyệt vời khi ăn nấm

Trong nấm có các thành phần dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa, kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất interferon (chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển tế bào ung thư trong cơ thể). Ăn nấm giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, nấm vừa là “rau sạch”, vừa là “thịt sạch”.

Ăn nấm bổ dương nhưng phải nhớ kỹ những lưu ý 'sống còn' khi ăn kẻo ngộ độc chết người

- Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ tiêu hóa. Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Chất ergosterol trong nấm hương dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 giúp cơ thể đề phòng và chữa bệnh còi xương rất hiệu quả.

- Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo trắng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, giảm cholesterol máu, phòng ngừa cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não... Nấm mèo đen còn có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản, chống lão hóa, ung thư và phóng xạ.

- Nấm kim châm rất hữu ích cho người già, người bị huyết áp cao. Loại nấm này chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Nấm kim châm chứa nhiều lysine rất cần cho quá trình sinh trưởng, cải thiện chiều cao và trí tuệ trẻ em, hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật.

- Nấm mỡ rất thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mãn tính, viêm gan mãn tính, hội chứng suy giảm bạch cầu, giúp hạ đường huyết, hạ cholesterol huyết và cải thiện chức năng tuyến tụy.

Tuy nhiên, cũng có nhiều loại nấm có chứa độc tố, cho nên khi ăn nấm có thể dẫn đến ngộ độc, có những trường hợp dẫn đến tử vong. Để tránh ngộ độc nấm, tốt nhất chỉ ăn khi biết chắc chắn là nấm ăn được.

Ăn nấm bổ dương nhưng phải nhớ kỹ những lưu ý 'sống còn' khi ăn kẻo ngộ độc chết người - 1

Những nguy cơ gây độc của nấm

Khi nấm có chứa thành phần độc tố thì dù có chế biến xào, nấu, hầm… như thế nào đi nữa thì cũng không thể nào làm giảm độc tố được.

Người khỏe mạnh thì khả năng bị ngộ độc nấm thấp hơn những người có sức đề kháng yếu. Vì vậy đối với những người vừa mới ốm dậy tốt nhất không nên ăn nấm.

Đối với một số người bụng yếu, khi ăn hay bị đầy hơi, đau bụng,… thì không nên ăn nấm vì rất có thể dẫn đến ngộ độc.

Khi ăn nấm có chứa độc tố sẽ dễ dẫn đến tổn thương một số bộ phận như tim, gan, thận, thậm chí bị liệt dây thần kinh… Và nguy cơ ngộ độc càng tăng cao khi có thói quen uống bia rượu khi ăn nấm.

Những lưu ý khi chế biến nấm

Không nên rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến: Nấm lúc nào cũng mọc trong môi trường sạch sẽ, nếu như bạn có thói quen rửa nấm quá kỹ sẽ làm cho nấm bị mất đi một lượng dưỡng chất nhất định.

Hơn nữa, khi rửa nấm kỹ làm cho nấm hút một lượng nước khá lớn, làm cho nấm bị nhão, khi chế biến không còn ngon nữa.

Nên nấu nấm ở nhiệt độ cao: Muốn cho nấm cho giữ nguyên vị ngon ngọt thì chúng ta không nên nấu nấm ở nhiệt độ quá cao sẽ làm cho nấm mất đi vị ngọt tự nhiên, mất màu. Cho nên khi chế biến nấm nên để nhiệt độ cao.

Ăn nấm bổ dương nhưng phải nhớ kỹ những lưu ý 'sống còn' khi ăn kẻo ngộ độc chết người - 2

Chế biến chín 100%: Để đảm bảo vệ sinh và an toàn thì nhất định phải chế biến chín 100%, nên đun sôi nấm trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh.

Không chế biến nấm trong nồi nhôm: Khi chế biến nấm trong nồi nhôm sẽ làm cho nấm bị ngã màu, khi đó nấm không còn giữ nguyên màu sắc ban đầu của nó nữa.

Không được dùng quá nhiều dầu ăn để nấu nấm: Như đã nói ở trên thì nấm là một loại thực vật có thể hút chất lỏng rất tốt, cho nên khi cho quá nhiều dầu vào nấm thì nấm sẽ hút hết lượng dầu vào trong.

Mà như các bạn đã biết, khi ăn quá nhiều dầu sẽ làm cho bạn bị đầy bụng, khó tiêu và dầu sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của nấm.

Nên giữ lại nước ngâm nấm khô: Nhiều người cho rằng nước ngâm nấm khô là những cặn bã, bẩn cáu nhưng trong nước ngâm nấm lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nếu như sợ bẩn thì trước khi ngâm nấm chúng ta nên rửa nấm sạch sẽ. Nước ngâm nấm có thể cho vào nồi canh, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đó khá cao.

Phải chọn nấm tươi và non: Khi chọn nấm phải chọn loại tươi và non, không nên mua nấm đã bị dập nát hoặc có mùi bất thường, màu sắc không bị biến đổi.

PN (Nguoiduatin.vn)