Sen là cây thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh ở các bộ phận của cây. Hạt sen có vị ngọt tính bình, kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, kém ăn, chữa mất ngủ.
Hạt sen là loại món ăn quá quen thuộc của chúng ta, bởi nó có chứa nhiều: protein, carbohydrate, kali, canxi, phốt pho, kẽm, chất xơ, alkaloid, calo, mỡ, nước…
Hạt sen có thể chế biến tạo ra nhiều món ăn như: thịt gà hầm hạt sen, mứt sen, chè hạt sen…đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Tác dụng của hạt sen
Trị bệnh mất ngủ
Ăn món chè hạt sen mỗi ngày vào chiều tối sẽ làm thần kinh bớt căng thẳng và không bị suy nhược, ngủ dễ dàng hơn.
Chữa đau đầu
Trong hạt sen chứa nhiều: vitamin PP, vitamin nhóm B, vitamin C cao, protid, gluxit …là những hoạt chất dùng chế tạo thuốc chữa trị bệnh đau đầu.
Chống mất máu
Sau khi sinh, nhiều sản phụ gặp phải tình trạng thiếu máu, suy nhược, xanh xao. Hạt sen có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ và chống mất máu hiệu quả.
Chữa trị tiêu chảy
Bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến cơ thể suy nhược. Dùng hạt sen sấy khô cùng gạo tẻ rang vàng, tán bột, trộn đều và ăn lúc đói giúp trị chứng tiêu chảy hiệu quả.
Tốt cho sự phát triển của trẻ em
Các chất protein, canxi, phốt pho trong hạt sen, có công dụng bổ thận, ích tâm, dưỡng tâm, tiện tùy, ích trí, rất tốt đến thai nhi phát triển trí não và thần kinh, các em sinh ra được mạnh khỏe hơn, thông minh hơn
Tác hại khi dùng hạt sen không đúng cách
Bên cạnh những công dụng tốt chữa bệnh ở trên, nếu không dùng hạt sen đúng cách sẽ mang lại hiệu quả không cao, thậm chí nguy hại đến sức khoẻ.
Trẻ bị biếng ăn
Thực tế, hạt sen có thể làm trẻ khó tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, khi ăn nhiều hạt sen có thể không thể hấp thụ được hết các chất, nghiêm trọng hơn có thể gây dị ứng và mẩn đỏ.
Vì vậy không nên dùng các loại hạt sen để nấu cháo cho trẻ tránh gây chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Nguy cơ nhiễm độc tâm sen
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Muốn dùng tâm sen làm thuốc cần khử độc trước. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng tránh để cháy khiến độc tố thoát ra ngoài.
Lưu ý cần biết khi sử dụng hạt sen
Không nên ăn hạt sen khi tiêu hóa kém
Theo dân gian thì hạt sen có tính bình, không độc nên không cấm kỵ đặc biệt cho những trường hợp khó tiêu, táo bón, đầy bụng nên bạn nên hạn chế dùng. Nguyên nhân là do hàm lượng vitamin trong hạt sen dồi dào sẽ khiến cho hệ tiêu hóa khó hấp thu hơn nên dẫn đến tình trạng đầy bụng nghiêm trọng hơn.
Không nên bỏ tâm sen đi khi chữa các bệnh mất ngủ
Thói quen của nhiều người khi sấy khô hạt sen thì sẽ bỏ tâm sen đi, tuy nhiên khi bỏ tâm sen đồng nghĩa với việc hạt sen không còn tác dụng chữa mất ngủ và giúp điều hòa thần kinh nữa mà chỉ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Chính vì vậy, khi muốn sử dụng hạt sen để trị chứng mất ngủ thì bạn hãy kết hợp với hạt sen và tâm sen.
Không được uống tâm sen tươi
Mặc dù tâm sen có nhiều công dụng tốt nhưng nếu sử dụng tâm sen còn ở dạng tươi thì có thể gây ngộ độc nếu dùng với số lượng nhiều. Để bảo đảm an toàn nhất bạn nên sao vàng tâm sen dưới ngọn lửa liu riu, rồi mới sử dụng.
Sử dụng cẩn trọng với những người bị bệnh tim
Do tâm sen có chứa nhiều alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và làm ảnh hưởng đến tim. Vì vậy những người bị bệnh tim cần phải thận trọng khi sử dụng hạt sen. An toàn nhất là bệnh nhân nên bỏ tâm sen riêng hoặc hạn chế sử dụng tâm sen. Đối với những người có tiền sử bệnh tim thì nên hỏi ý kiến bác sỹ về liều lượng cũng như thời gian để sử dụng hạt sen an toàn nhất.
Không sử dụng hạt sen liên tục trong thời gian dài
Hạt sen tốt cho sức khỏe nhưng không vì vậy bạn sử dụng tâm sen một cách quá liều lượng kể cả đối với những người bình thường. Trái lại tâm sen có thể khiến bạn rối loạn nhịp tim, dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây rối loạn kinh nguyệt và giảm ham muốn ở nam nữ.
Theo Thanh Huyền (Tiền Phong)