Theo các nghiên cứu cho biết, cá chứa nhiều DHA, ít béo, giàu chất đạm dễ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe con người. Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân là do cá chứa nhiều chất dinh dưỡng bảo vệ tim mạch, bao gồm các axit béo không bão hòa đa, vitamin D và selen.
Tuy nhiên, cá rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và có thể tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể. Hơn nữa, cá khi được chế biến kém lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, khi ăn cá bạn cần lưu ý tránh 4 loại cá dưới đây.
Gỏi cá - cá chưa nấu chín
Ăn cá chưa nấu chín, nó có thể dẫn đến việc nhiễm ký sinh trùng. Khi nấu cá, bạn nhớ đảm bảo cá đã chín hoàn toàn, ngoài ra không nên để cá sống chung vào đĩa với các thực phẩm khác để tránh bị nhiễm khuẩn chéo.
Cá chiên giòn ở nhiệt độ cao
Cá chiên giòn là món khoái khẩu của nhiều gia đình. Tuy hương vị của món cá chiên hấp dẫn hơn nhưng chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt rất nhiều. Trước hết, chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ làm oxy hóa chất béo của thịt cá, sinh ra các gốc tự do, benzopyrene và các chất độc hại khác. Thứ hai, chất đạm, vitamin, khoáng chất,… của cá sẽ bị phá hủy dưới nhiệt độ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cá muối
Cá muối rất giàu nitrite, chỉ cần tiêu thụ 0,3 đến 0,5 gram nitrite cũng đủ gây ngộ độc và hơn 3 gram có thể gây tử vong. Nitrite cũng có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh ung thư ở hệ tiêu hóa.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Nếu ăn phải cá bị nhiễm độc formaldehyde và kim loại nặng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong. Một số loại cá cần tránh là: cá có mùi dầu hỏa, cá sống trong bùn, cá nước ngọt có kích thước quá lớn, cá hoang dã, cá đông lạnh không rõ nguồn gốc...
Ba nguyên tắc lớn để ăn cá tốt cho sức khỏe
Nguyên tắc đầu tiên: Nên sử dụng món cá hấp
Một số trẻ em không thích ăn cá, nên các bà mẹ khi chế biến cá thường vắt óc suy nghĩ làm món gì để bé ăn ngon. Có mẹ thì làm chả cá, cá viên, có mẹ thì làm cá nướng, cá chiên ròn,…
Tuy nhiên, để tối đa hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cá, nên làm món hấp vì cá hấp khi chế biến có nhiệt độ tương đối thấp có thể bảo vệ được chất béo trong thịt cá và làm cho chất protein không bị phá hủy.
Canh cá hầm cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là món cá hầm đậu phụ, hai loại nguyên liệu này kết hợp với nhau giúp làm tăng tỷ lệ hấp thụ protein.
Nguyên tắc thứ hai: Ăn đan xen giữa cá biển và cá sông
Nhiều người cho rằng dinh dưỡng của cá biển cao hơn cá sông, trên thực tế, dù là cá sông hay cá biển thì đều có giá trị dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, nếu ăn một loại cá trong một thời gian dài, nó sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Do đó, nên ăn đan xen giữa cá sông và cá biển.
Cá sông phổ biến bao gồm cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi,… Nếu cho trẻ ăn thì tốt nhất nên chọn cá chép, vì xương của nó tương đối ít, hàm lượng sắt tương đối cao.
Đối với cá biển, cá biển sâu là những lựa chọn tốt nhất như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… Cá biển sâu giàu axit béo chưa bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có tác dụng tốt trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và chống viêm.
Nguyên tắc thứ ba: Chế độ ăn uống không nên chỉ ăn nguyên cá
Mặc dù thịt cá chứa hàm lượng protein cao và chất béo thấp, nhưng không phải là ăn càng nhiều cá thì càng tốt.
Không có một loại thực phẩm nào mà chứa tất cả các chất dinh dưỡng cơ thể cần, ví dụ, hàm lượng chất sắt có trong thịt cá thấp hơn so với thịt của các loại gia súc. Vì vậy, nên kết hợp nhiều loại thịt cùng nhau, có thể ăn cá nhiều hơn một chút sẽ có lợi cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên rằng người lớn nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần, 100-150g mỗi lần, trẻ em có thể giảm đi một nửa.
4 kiểu người không thể ăn cá
Cần lưu ý rằng những người mắc các bệnh sau đây không nên ăn cá.
1. Những người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút là do bị rối loạn chuyển hóa chất purine trong cơ thể tạo thành, do vậy phải ăn ít cá, bởi trong cá có nhiều hàm lượng purine.
Các loại cá có chứa nhiều purine bao gồm: cá hồi, cá thu, lươn, mực, cá mòi, cá cơm, trứng cá và những thực phẩm này đóng hộp đều là những món ăn không được phép có mặt trong thực đơn của người bị bệnh gút.
2. Bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu
Đối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng máu và có bệnh thường xuyên chảy máu hay giảm tiểu cầu,… thì nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bởi vì axit eicosapentaenoic chứa trong cá có tác dụng ức chế quá trình tập kết tiểu cầu, nếu ăn nhiều cá có thể làm tăng các triệu chứng chảy máu ở người bệnh.
3. Bệnh nhân xơ gan
Khi mắc bệnh xơ gan, cơ thể khó sản xuất yếu tố giúp đông máu, cộng với lượng tiểu cầu thấp dẫn đến dễ bị xuất huyết, điển hình là xuất huyết đường tiêu hóa. Các loại cá như cá mòi, cá thu, cá ngừ,… chứa lượng axit eicosapentaenoic (từ 1-1,5 %) nếu bệnh nhân ăn vào càng khiến tình trạng bệnh xấu đi.
4. Bệnh nhân lao
Những người bị bệnh lao nếu ăn một số loại cá nhất định (đặc biệt là cá không chứa phốt pho) có thể gây ra các phản ứng như dị ứng. Những người bị nhẹ thường thì sẽ buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, tăng sinh kết mạc,... và những người có triệu chứng nặng có thể bị sưng môi và mặt, đánh trống ngực, phát ban, tiêu chảy, khó thở, huyết áp tăng cao, thậm chí xuất huyết não.
PN (Nguoiduatin.vn)