Theo Trí Thức Trẻ đưa tin, Mạnh Hân năm nay 26 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc), cô sống tự lập từ khi tốt nghiệp đại học, nhà ở thành phố kế cận, nhưng để phát triển sự nghiệp, cô vẫn chọn nơi mình ở khi còn đi học để mưu sinh.
Tuy rằng cha mẹ cô không ở bên cạnh, nhưng họ vẫn luôn quan tâm, chăm sóc cô, cứ hai ba tháng sẽ đến gặp cô một lần, lần nào cũng mang trứng từ quê nhà lên để bồi bổ cơ thể cho Mạnh Hân.
Sáu tháng nay, Mạnh Hân cảm thấy mình ngủ không đủ giấc, đi làm về cũng uể oải, không tập trung được, cơ thể suy nhược. Điều này khiến cô mắc một số sai lầm trong công việc, nhưng may mắn có đồng nghiệp giúp đỡ nên mọi chuyện cũng ổn thỏa.
Mạnh Hân cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm giác thèm ăn cũng giảm đi rất nhiều, cân nặng giảm nhanh chóng mà sắc mặt cũng trở nên phờ phạc, như già đi mấy tuổi.
Mấy ngày nay, bố mẹ cô lên thăm, thấy con gái gầy yếu, mặt mũi vàng vọt nên đưa Mạnh Hân đến bệnh viện khám. Kết quả là phát hiện ra cô bị bệnh ung thư gan, nhưng rất may là vẫn còn ở giai đoạn đầu, khả năng cao là có thể cứu được.
Mạnh Hân ngã quỵ ngay lập tức, mẹ cô bật khóc, không thể tin được, sức khỏe của con gái mình vẫn luôn ổn định, sao lại có thể bị ung thư gan?
Sau khi tìm hiểu tất cả những nguyên nhân và thói quen ăn uống của cô gái thì các BS phát hiện ra Mạnh Hân bị như vậy là do thói quen ăn mỗi ngày 1 quả trứng nhưng ăn sai cách.
Hóa ra là Mạnh Hân để bảo quản tốt hơn những quả trứng do bố mẹ mang đến, và để tiện cho việc ăn uống, đã rửa sạch từng quả một rồi cho vào tủ lạnh, nhưng điều này đã làm trôi đi lớp "màng bảo vệ" bên ngoài của trứng, và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong quả trứng qua các lỗ trên vỏ.
Bên cạnh đó, đôi khi Mạnh Hân thích để trực tiếp thức ăn thừa vào tủ lạnh mà không dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để nhiều chất có hại xâm nhập vào thực phẩm, tiêu thụ lâu dài chúng sẽ tạo ra gánh nặng chuyển hóa cho gan ngày càng tăng.
Ngoài ra, công việc của Mạnh Hân khiến cô phải ngồi trước máy tính cả ngày, tốc độ giải độc của gan bị chậm lại, các chất độc hại lưu lại, gây hại cho gan, cuối cùng dẫn đến tình trạng ung thư gan.
Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh
Việc chất lượng trứng có được bảo quản tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu chế biến món ăn. Nếu trứng bị ung hoặc không được tươi sẽ thất bại ngay từ khâu bắt đầu chế biến.
- Khi mua trứng về thường bị bẩn, bạn phải lau sạch trứng trước khi cất trữ: Sử dụng khăn mềm để lau trứng thật sạch. Sau đó, cho trứng vào hộp đậy kín rồi mới cất vào ngăn mát tủ lạnh.
- Khi trứng đã được cất trong tủ lạnh phải đảm bảo trứng luôn ở trong tủ, không để ở môi trường bên ngoài quá lâu. Vì nhiệt độ bên ngoài cao sẽ làm cho vỏ trứng xuất hiện những hạt nước li ti thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn trứng sẽ nhanh bị hỏng hơn.
- Mẹo giúp trứng tươi được lâu hơn có thể để được đến 36 ngày, bạn có thể bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng. Cách này chỉ thích hợp khi để trứng trong môi trường có nhiệt độ từ 25 - 32 độ C.
- Để trứng bảo quản được lâu bạn cần đặt trứng đúng cách: Thông thường, nhiều người có thói quen đặt đầu to của trứng xuống dưới, đầu bé lên nhưng theo kinh nghiệm để trứng tươi được lâu hơn, lòng đỏ không bị bám sát vào vỏ, thì bạn nên để đầu to của quả trứng lên phía trên, không để nằm, các quả trứng không chạm vào nhau.
Thời gian bảo quản trứng
- Bạn chỉ nên bảo quản trứng trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần. Trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì nên dùng trong 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ hỏng.
- Cách nhận biết trứng đã bị hỏng: Để kiểm tra trứng có bị hỏng hay không bạn múc một bát nước lạnh đầy, sau đó cho trứng vào bát, bắt đầu quan sát:
+ Trứng tươi: Nếu quả trứng còn tươi sẽ chìm xuống và nằm yên ở đáy bát
+ Trứng hơi cũ (khoảng 1 tuần): Trứng sẽ nằm dưới đáy và hơi bồng bềnh trên mặt nước
+ Trứng cũ (khoảng 3 tuần): Trứng sẽ đứng thăng bằng ở trạng thái đầu nhọn quay xuống và đầu to sẽ quay lên.
+ Trứng hỏng: Quả trứng sẽ nổi lên trên với trường hợp này trứng đã bị hỏng.
PN (Nguoiduatin.vn)