Ngày nay, con người phải chịu áp lực quá lớn từ môi trường bị ô nhiễm, stress của công việc, từ các chất có hại đến từ thực phẩm... đó đều là tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Khi đã mắc bệnh ung thư, bệnh nhân đều rất đau đớn, ít có cơ hội sống sót. Vì vậy, việc phòng chống ung thư nên được đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù ăn một số loại thực phẩm không thể tránh khỏi hoàn toàn bệnh ung thư, nhưng nếu ăn nhiều, bạn có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, và nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ ngày càng ít hơn.
7 loại thực phẩm dưới đây có khả năng chống ung thư cực tốt.
1. Mướp đắng
Từ thời nhà Minh (Trung Quốc), thần y Lý Thời Trân đã ví mướp đắng là một loại thần dược tốt, có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư.
Ngày nay, Tây y đã chứng minh rằng tác dụng chống ung thư của mướp đắng đến từ một loại protein giống như quinine, đây là một loại protein hoạt động có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch. Hạt mướp đắng có chứa chất ức chế protease, có thể ức chế sự bài tiết protease của tế bào khối u, do đó ức chế sự xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.
2. Hạt lanh
Dù trong lĩnh vực dinh dưỡng hay y học, hạt lanh đều là “con cưng” của các nhà nghiên cứu. Hạt lanh chứa magiê chất lượng cao, mangan, vitamin B1, chất xơ, giàu selen khoáng chất, đồng thời cung cấp protein và đồng nguyên tố vi lượng. Chất béo trong hạt lanh cũng chứa axit béo omega-3. Hạt lanh rất giàu phytoestrogen như lignans nên nhiều nghiên cứu đã tập trung vào khả năng ngăn ngừa ung thư vú của nó, trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu về vai trò của hạt lanh đối với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.
3. Khoai lang
Khoai lang được coi là thực phẩm chữa bách bệnh, kéo dài tuổi thọ, giảm cân vô cùng tuyệt vời. Trên thực tế, khoai lang còn có chức năng chống ung thư mạnh mẽ. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chất có tên là dehydroepiandrosterone trong khoai lang, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư ruột và ung thư vú.
4. Củ cải
Củ cải có tác dụng chống ung thư, long đờm, lợi tiểu. Củ cải có chứa nhiều loại enzym, có thể loại bỏ tác dụng gây ung thư của nitrosamine, nguyên tố cần thiết có thể kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng hoạt động của đại thực bào, tăng cường khả năng nuốt và tiêu diệt tế bào ung thư.
Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, có thể kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình loại bỏ chất gây ung thư. Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao gấp 8 - 10 lần trong táo và lê.
5. Nước ép lựu
Nước ép lựu rất giàu chất chống oxy hóa, các nhà khoa học tin rằng chất chống oxy hóa trong trái cây có thể chống lại ung thư tốt hơn. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng thường xuyên uống nước ép lựu hoặc ăn quả lựu có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt một cách hiệu quả.
6. Đậu đen
Theo Medicalnewstoday, selen là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng lại có thể được tìm thấy trong đậu đen. Selen đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của enzym gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, selen có thể ngăn ngừa viêm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u. Saponin có trong đậu đen cũng góp phần ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể.
7. Các món ăn có chứa folate
Theo WHO, chế độ ăn thiếu folate có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
Ngoài ra, sử dụng axit folic (một dạng tổng hợp của folate được các nhà sản xuất thêm vào nhiều thực phẩm như bánh mì, mì ống, ngũ cốc) đã được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết xuống thấp hơn. Một số loại thực phẩm giàu folate bậc nhất để các bà nội trợ chế biến món ăn cho gia đình mình đó là: cải bó xôi, đậu lăng, đậu thận, bông cải xanh, măng tây, dưa lưới, trứng, ngũ cốc...
Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & bạn Đọc)