Ung thư là căn bệnh xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cả gen di truyền, chế độ sinh hoạt, khẩu phần ăn uống. Nhưng, còn có một nguyên nhân khác nguy hiểm hơn mà bạn không thể ngờ tới đó chính là những món đồ dùng quen thuộc trong nhà. 7 loại đồ vật dưới đây thường được chủ nhân rất trân trọng, sử dụng hàng ngày nhưng lại chứa cả "ổ" mầm bệnh, âm thầm reo rắc nguy cơ ung thư cho cả gia đình bạn.
7 đồ vật gây ung thư có mặt trong mỗi hộ gia đình
Bộ bát giả sứ kém chất lượng
Bát giả sứ được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi nó có giá thành hợp lý, lại rất nhẹ nhàng khi sử dụng.
Tuy nhiên, thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C.
Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao thì một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde - một chất gây ung thư cho người.
Giải pháp:
Hãy chọn mua các loại chén bát làm bằng men, bát tre và gỗ, nhất là bát thủy tinh hoặc sứ thật lại càng tốt.
Rèm cửa, thảm
Rèm cửa, thảm... là những món đồ vật ít khi được vệ sinh nhất trong nhà. Nhưng bạn có biết, cadmium và các sản phẩm phụ khác của khói thuốc lá có thể len lỏi và trú ngụ rất lâu trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm…
Theo tờ The Healthy, cadmium là kim loại nặng độc hại thường được sử dụng trong các loại pin, cũng là chất độc hại tồn tại trong thuốc lá, có thể gây ung thư cho người. Ngay cả khi trong nhà đã hết sạch mùi khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư vẫn còn.
Giải pháp:
Để đảm bảo an toàn, bạn đừng bao giờ để ai hút thuốc lá bên trong nhà mình.
Ngoài ra nên vệ sinh thảm, rèm cửa 3 tháng/lần.
Thớt gỗ, đũa gỗ
Đũa và thớt là 2 dụng cụ không thể thiếu của nhà bếp.
Sau thời gian dài sử dụng, thớt gỗ sẽ bị mòn, nứt vì vậy sẽ vô tình lưu trữ lại một phần nhỏ thực phẩm trong quá trình thái mà mắt thường ít khi nhận ra được.
Bên cạnh đó, đũa gỗ đã cũ sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ chứa vi khuẩn không thể tiêu diệt qua việc cọ rửa.
Đáng nói, nếu 2 món đồ này được bảo quản trong môi trường ẩm ướt thì các vi khuẩn như E. coli hay nấm mốc aflatoxin sẽ dễ sinh sôi và phát triển, gây tổn thương gan, thậm chí gây ung thư gan.
Giải pháp:
Bác sĩ nhắc nhở thớt nên thay mỗi năm/lần, đũa cần thay mới 3 tháng/lần.
Khăn lau bát đĩa
Có lẽ ai cũng đã quen với việc dùng một chiếc khăn để lau khô bát sau khi rửa nhưng bạn có biết rằng những chiếc khăn bị ướt lâu ngày sẽ sinh ra một số lượng lớn vi sinh vật và các chất độc hại, nếu dùng chúng trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, dễ dẫn đến ung thư gan.
Giải pháp:
Tốt nhất mỗi tháng nên thay khăn lau 1 lần.
Ngoài ra, bạn nên giặt sạch sau mỗi lần sử dụng và đem ra phơi nắng cho khô.
Cánh cửa tủ lạnh
Để tủ lạnh có thể hoạt động hiệu quả, thì phần gioăng cửa tủ lạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên đây lại là vị trí có nguy cơ sản sinh nấm mốc lớn nhất.
Một cuộc khảo sát của Đại học Arizona, Hoa Kỳ cho thấy xác suất phát hiện nấm mốc trên gioăng cửa tủ lạnh là 83%. Đáng nói, nấm mốc này có thể gây ung thư cho con người.
Mỗi khi mở cửa tủ lạnh, các loại nấm mốc này lại có cơ hội phát tán ra môi trường trong nhà.
Giải pháp:
Dùng thuốc tẩy hoặc chất khử trùng pha loãng để làm sạch miếng gioăng của tủ lạnh hàng tuần, có thể dùng tăm bông để giúp bạn làm sạch ở những chỗ khó vệ sinh nhất trong cửa tủ lạnh.
Các loại chảo nấu chống dính
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã dán nhãn gây ung thư cho axit perfluorooctanoic (PFOA) – một chất có trên các dụng cụ nấu chống dính.
Khi những dụng cụ này bị nấu ở nhiệt độ cao, khói độc được tạo ra bao gồm cả khí florua, nó bay hơi vào không khí và có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Giải pháp:
Chọn mua nồi, chảo chống dính ở thương hiệu nổi tiếng, đã được kiểm định về chất lượng.
Tivi và máy tính trong phòng ngủ
Hàng đêm, nhiều người có thói quen xem TV và chơi máy tính trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa TV và máy tính gần đầu giường, nó sẽ khiến mọi người ở trong môi trường "trường điện từ tần số cực thấp" trong một thời gian dài. Từ đó, gây ra bệnh bạch cầu hoặc ung thư tuyến giáp.
Giải pháp:
Bạn nên cố gắng không đặt máy tính và TV gần đầu giường để giảm tiếp xúc với bức xạ.
Theo Đỗ Đỗ (Trí Thức Trẻ)