1. Quá lười sử dụng bộ não
Xem tin tức giải trí trên điện thoại sẽ không cảm thấy buồn ngủ mà tinh thần càng hưng phấn, nhưng nếu xem những bài báo viết về khoa học chắc chắn cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn, tin rằng nhiều người sẽ có cảm giác như vậy.
Xem chuyện phiếm não không cần phải suy nghĩ quá nhiều, còn xem kiến thức não cần phải chạy với tốc độ cao để giải thích nó. Thời gian dài không sử dụng não, các chức năng tư duy logic và nhận thức của bạn sẽ kém đi.
Bộ não con người nếu muốn trở nên thông minh thì phải sử dụng bộ não linh hoạt, nếu không sẽ bị thoái hóa dần dần. Bộ não giống như con dao, nếu chúng ta sử dụng nó hàng ngày thì nó sẽ ngày càng trở nên sắc bén và sáng hơn, ngược lại không sử dụng nó sẽ bị "gỉ sét". Có thể hiểu nôm na là nếu không dùng não linh hoạt thì rất dễ bị trầm cảm hoặc Alzheimer. Vì vậy, chúng ta nên đọc nhiều sách hơn và đọc báo nhiều hơn.
2. Tự tạo cho mình những áp lực
Khi bị stress các tế bào của não bộ bị thiếu oxy làm chúng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là bị chết dần. Theo những nghiên cứu của trường đại học Yale thì stress càng kéo dài và nặng nề thì chất xám sẽ có nguy cơ càng giảm và não của chúng ta sẽ ngày càng teo lại, dẫn tới suy giảm trí nhớ và khó tập trung trong công việc, học tập.
Khảo sát trên 2000 tình nguyện viên tuổi trung niên và kiểm tra khả năng ghi nhớ cũng như tư duy của họ. Sau đó các nhà khoa học đo khối lượng não.
Dựa vào các hormone gây stress trong não thì kết quả cho thấy: So với người có nồng độ hormone stress bình thường thì người có lượng hormone stress cao hơn có khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn và khối lượng não cuãng giảm 0,2% đến 0,5%. Do stress kéo dài tổn thương đến các hoạt động của não bộ nên người bệnh có nguy cơ mắc các rối loạn tâm trạng, lo âu sợ hãi.
3. Ăn thức ăn nhiều muối và chất béo
Nếu chúng ta ăn những thực phẩm giàu chất béo như hamburger, khoai tây chiên trong thời gian dài sẽ làm tăng huyết áp và chỉ số chất béo, đây đều là những nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Khi huyết áp và lipid máu của cơ thể con người tăng cao thì lipid trong máu sẽ bị đọng lại trên thành mạch máu tạo thành các mảng xơ cứng thành mạch máu não, khi lòng mạch máu não ngày càng hẹp thì lượng máu cung cấp cho não sẽ bị cản trở. Nếu lượng máu cung cấp cho não không đủ trong một thời gian dài sẽ khiến não bị teo nhỏ và cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của bệnh Alzheimer.
4. Thức khuya
Hầu như ai cũng biết sự nguy hiểm của việc thức khuya, nhưng thường không sửa đổi, vì nghĩ rằng sẽ không sao chỉ cần ngủ bù ngày hôm sau là được. Trên thực tế, những tổn thương não do thức khuya gây ra là nan giải và không thể khắc phục được. Mỗi người chúng ta bình thường ngủ đủ 8 tiếng/ngày, việc ngủ bù tường chừng như đủ thời gian cho giấc ngủ, nhưng thực tế đêm đó mọi cơ quan trong cơ thể đều đã bị tổn thương, đặc biệt là não.
5. Hút thuốc
Tất cả các bao thuốc lá đều sẽ ghi "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe", và việc hút thuốc trong tiềm thức của chúng ta sẽ làm hại phổi. Nhưng hút thuốc thực sự có thể gây hại cho não. Nghiên cứu tâm thần học của Canada đã phát hiện ra rằng: "Hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình mỏng vỏ não và làm tăng nguy cơ teo não. Vỏ não mỏng đi sẽ làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta".
6. Trùm kín mặt khi ngủ
Thói quen trùm chăn kín mặt khi ngủ sẽ làm giảm lượng oxy xâm nhập vào cơ thể, vì trong trường hợp này chúng ta phải hít thở không khí "tái chế" đã bão hoà với carbon dioxide. Điều này có thể làm tăng nồng độ carbon dioxide và giảm lượng oxy, gây tổn hại não.
Mong rằng bạn có thể loại bỏ 7 thói quen xấu trên càng sớm càng tốt, để não bộ không còn gánh nặng nữa.
Theo Vũ Hà (Pháp Luật & Bạn Đọc)