1. Ăn tối muộn
Khoa học đã chứng minh, ăn tối sớm hơn sẽ có hiệu quả giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, và ngược lại, ăn tối càng muộn càng nguy hiểm.
Một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Barcelona (Tây Ban Nha) cho thấy khoảng cách giữa bữa tối và giấc ngủ càng ngắn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao.
Theo kết quả nghiên cứu, việc ăn tối trước 21h so với ăn sau 22h có thể giảm trung bình 18% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. Nếu khoảng thời gian giữa bữa tối và lúc đi ngủ có thể cách nhau hơn 2 tiếng sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp tỷ lệ mắc hai loại ung thư này có thể giảm trung bình 20%.
Theo lý giải của các chuyên gia, nếu chúng ta ăn khuya sẽ làm dư thừa các gốc tự do trong ty thể, làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, do sự thay đổi mạnh của lượng đường trong máu lúc đi ngủ sẽ khiến nguy cơ ung thư tăng lên.
2. Ăn tối quá no
Nhiều người nghĩ rằng, nếu họ ăn sáng và ăn trưa qua loa vì bận rộn, thì có thể ăn bù vào bữa tối. Tuy nhiên theo khoa học, việc ăn tối quá no dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Vào ban đêm, hoạt động của mọi người trở nên ít hơn, bữa ăn quá nhiều vào ban đêm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu hóa và hấp thụ không hoàn toàn. Đồng thời, chuyển hóa quá nhiều năng lượng không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác, mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Nguyên nhân là do dạ dày và ruột phải hoạt động liên tục khiến chúng ta mất ngủ, khó ngủ sâu giấc. Chất lượng giấc ngủ kém về lâu về dài sẽ khiến chúng ta dễ bị suy nhược thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer.
3. Nhịn ăn tối, ăn kiêng khem chất béo quá mức
Những người muốn giảm cân thường chọn cách nhịn ăn tối, kiêng chất béo để giảm trọng lượng cơ thể. Cách làm này không tốt cho sức khỏe và sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, người bị bệnh đái tháo đường còn có thể gặp phải tình trạng tụt đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Nhịn ăn, ăn kiêng khem trong thời gian dài có thể khiến cơ thể con người lâm vào tình trạng mất cân bằng, sức khỏe xấu và suy nhược, thậm chí là gây ra những căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim.
Bữa ăn tối khoa học nhất là cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bản thân và gia đình có đủ cả thịt và rau quả, đồng thời nên giảm các món chứa cholesterol cao như hải sản có vỏ, nội tạng động vật... Với những người muốn giảm cân, nên tăng cường ăn rau xanh vào buổi tối thay vì nhịn ăn hoàn toàn.
4. Ăn bữa khuya
Nhiều người có thói quen ăn khuya mới có thể đi ngủ. Nhưng thực chất bữa ăn khuya chỉ phù hợp với những người phải làm việc, lao động vào buổi tối. Do trước đó họ ăn tối lúc khoảng 19 giờ rồi làm việc và sau 3 – 4 giờ lao động, làm việc, nặng lượng nạp vào buổi tối đã tiêu hao hết, họ cần thêm bữa ăn khuya nhẹ để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Nhưng với những người không phải lao động, làm việc vào buổi tối, hoặc những người có ý định giảm cân thì bữa ăn khuya sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn đến thừa cân béo phì.
5. Ăn quá nhiều món thịt
Chế độ ăn uống quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tim mạch. Đặc biệt, món thịt nướng được nhiều người yêu thích lại đứng hàng đầu trong danh sách những tác nhân gây ung thư.
Một bàn ăn tối với quá nhiều thịt nướng, thịt xông khói không chỉ nghèo nàn về dinh dưỡng mà còn gây bất lợi với hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi trong quá trình nướng, bên trong thị sẽ xảy ra phản ứng Maillard. Nên mặc dù có mùi vị thơm ngon, nhưng món ăn này lại gây cản trở việc phân giải và hấp thu protein của cơ thể.
Hơn nữa, ăn tối theo khẩu phần nhiệt thịt, ít rau sẽ dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
6. Ăn thức ăn từ bữa trước
Tái sử dụng thức ăn thừa từ bữa trước bằng cách hâm nóng hoặc nấu lại thường là giải pháp của những người bận rộn hoặc tiết kiệm. Nhưng đây lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.
Đồ ăn thừa khi được làm nóng sẽ sản sinh ra nhiều nitrit. Khi tiến vào cơ thể, chất này sẽ kết hợp với amin có sẵn trong dạ dày, tạo thành nitrosamines – tác nhân gây ung thư.
Chỉ sau 6 giờ được bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn khi được làm nóng sẽ có hàm lượng nitrit tăng mạnh. Cụ thể, nitrit trong rau xào sẽ tăng 16%, trong thịt lợn sẽ tăng 70%. Hàm lượng nitrit này thậm chí vượt trên mức cảnh báo đối với các chất gây ô nhiễm.
Sau 18h được bảo quản trong tủ lạnh, tất cả các loại thức ăn đều có mức nitrit cao hơn mức cảnh báo.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên bảo quản thức ăn quá 5 tiếng trong tủ lạnh. Đặc biệt, với hải sản và các loại thực phẩm giàu protein, các gia đình chỉ nên dùng trong một bữa.
Trong quá trình tái sử dụng đồ ăn từ bữa trước, nhất là các món thịt, người nấu chỉ nên chế biến bằng nhiệt không quá 10 phút hoặc cho vào lò vi sóng hâm nóng chỉ trong 1 phút.
PN (Nguoiduatin.vn)