Gan không chỉ là chuyên gia giải độc mà còn là người bảo vệ cho cơ thể, nhưng điều này không có nghĩa là nó “bách độc bất xâm”. Trên thực tế, gan là một chiến binh dễ bị tổn thương, nhưng lại không để mọi người phát hiện ra điều bất thường. Khi cảm thấy có điều gì đó không ổn, chúng ta có thể đã bị xơ gan hoặc ung thư gan.
Những thói quen tổn hại đến gan
Thức quá khuya và ngủ dậy quá muộn
Việc thường xuyên thức quá khuya và ngủ dậy muộn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Khi cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì máu được trở lại gan.
Như vậy, khi cơ thể chúng ta phải làm việc hay học tập, nhu cầu máu càng ngày càng gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan giảm ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây giảm khả năng miễn dịch.
Đồ uống "vị cay" tổn thương gan
"Vị cay" ở đây nói riêng về rượu, chính là ethanol.
Rượu chúng ta uống chủ yếu được gan xử lý thông qua một loạt "quy trình", đầu tiên, nó được chuyển hóa thành acetaldehyde, sau đó chuyển hóa thành axit axetic, cuối cùng chuyển hóa thành nước và carbon dioxide.
Nhiều chất chuyển hóa này có thể tạo ra các phản ứng độc hại ảnh hưởng đến gan, một số phản ứng độc hại này có thể biểu hiện nghiêm trọng hơn ở một số người.
Trường hợp nhẹ, tế bào gan bị tổn thương khiến men gan (tức là men transaminase) đi từ tế bào vào máu, do đó nhiều người sau khi uống rượu kiểm tra sẽ thấy men gan tăng cao.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc uống quá nhiều rượu sẽ gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho các tế bào gan. Sau một loạt diễn biến, nó trở thành xơ gan, y học gọi đây là "xơ gan do rượu". Có thể phát triển thành ung thư gan.
Ăn đồ "thơm" hại gan
Gan là trung tâm chuyển hóa 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể con người là đường, đạm và mỡ. Sau khi thức ăn vào dạ dày và được tiêu hóa, hấp thụ bởi ruột, một phần sẽ được vận chuyển đến gan để xử lý, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng cho con người có thể sử dụng.
Hiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hoá. Nếu bữa ăn nhiều cá và thịt, ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ, gan không xử lý kịp, chất béo không kịp chuyển hóa thành đường mà thành chất dự trữ, sẽ tích tụ trong tế bào gan và gây tích tụ mỡ gan quá mức, thường gọi là "gan nhiễm mỡ".
Vì vậy, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc động vật.
Cùng với sự tham gia của các yếu tố như kháng insulin, gan nhiễm mỡ tiếp tục phát triển thành "viêm gan nhiễm mỡ không do rượu", bắt đầu làm tổn thương gan.
Gan nhiễm mỡ có thể được điều trị và đẩy lùi ở mức độ nhất định, nhưng nếu như lâu ngày không chú ý, có thể dẫn đến xơ gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan.
Do đó, bạn nên hạn chế ăn thịt. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Uống thuốc làm tổn thương gan
Tất cả các thuốc, hóa chất được uống vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Vì vậy, nếu lạm dụng thuốc, chức năng gan sẽ suy giảm (có những thuốc rất hại gan như kháng sinh, thuốc chữa trị tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường). Những người đã có nhiễm virus viêm gan B, C, chức năng gan yếu hơn người bình thường càng cần phải thận trọng khi dùng thuốc.
Nếu để ý đến phần "phản ứng phụ" trong hướng dẫn sử dụng thuốc, bạn sẽ thấy khá nhiều loại thuốc có ghi câu: dùng lâu có thể gây tăng men gan, hãy sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vì vậy, không được uống bừa bãi bất cứ loại thuốc nào, phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và theo đúng chỉ định trong tờ hướng dẫn. Còn đối với những loại thuốc có ghi "phản ứng phụ chưa rõ ràng" thì hãy tránh xa để giảm thiểu những tổn thương cho gan.
Căng thẳng, mệt mỏi
Dan gian thường nói "trăm bệnh đều bắt đầu từ bệnh tinh thần". Những căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan và thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua gan và thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.
Tốt nhất, để bảo vệ gan, hãy cố gắng tránh những căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hàng ngày, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Muốn bảo vệ gan cần phải làm gì?
1. Uống rượu ít một chút: Uống ít rượu bia rất có lợi cho gan. Tuy nhiên, nếu có thể không uống thì tốt nhất hãy làm như vậy.
2. Cân bằng một chút: Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, đủ chất nhưng không quá dư thừa, tập thể dục đều đặn và kiểm soát tốt cân nặng.
3. Đơn giản một chút: Hãy bỏ ngay những suy nghĩ "ăn gì bổ dưỡng gan", đừng tạo thêm gánh nặng cho gan.
4. Dùng thuốc ít đi một chút: Cố gắng không dùng thuốc tùy tiện, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.