Khi nói đến việc chăm sóc sức khỏe, nhiều người nghĩ rằng đây là việc mà người cao tuổi cần phải làm chứ không phải là nhóm người trẻ, vì họ đang rất khỏe mạnh. Nhưng bạn nên biết rằng, tuổi trẻ mà không chăm sóc sức khỏe thì sau đó sẽ khó có thể duy trì được phong độ.
Hiện tại, do thói quen sống thiếu lành mạnh và chế độ ăn uống không phù hợp, tuổi khởi phát bệnh ngày càng trẻ hơn. Nhiều người trẻ đã tự cảm thấy sức khỏe của bản thân ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là vào mùa hè, thời gian ngồi điều hòa nhiều, uống nước lạnh, ăn các món ăn lạnh, ... là điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhiều người.
Do đó, các biện pháp tốt cho sức khỏe nên được thực hiện một cách triệt để, đặc biệt là vào mùa hè.
Năm điều không nên làm cần ghi nhớ trong mùa hè vì ảnh hưởng sức khỏe rất lớn
1. Không nên để cơ thể quá lạnh
Cần lưu ý rằng mùa hè nhiệt độ trong môi trường thường rất cao, nếu để cơ thể trong môi trường nhiệt độ trong nhà quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời là một bất lợi rất lớn cho sức khỏe.
Chỗ ngủ của bạn không nên để nhiệt độ quá lạnh. Các hoạt động nội tạng của cơ thể sẽ dần chậm lại hoặc thậm chí dừng lại sau khi ngủ, và sự lưu thông máu cũng sẽ chậm lại.
Lúc này, độ nhạy cảm của cơ thể với lạnh và nóng tương đối kém, nhiệt độ ban đêm thấp nên nếu ngủ trong phòng máy lạnh mà để nhiệt độ quá lạnh rất dễ bị cảm lạnh và các vấn đề rắc rối khác.
2. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài
Mùa hè rất dễ mệt mỏi và nghỉ ngơi hợp lý vào buổi trưa có lợi cho sự phục hồi tinh thần, nhưng lưu ý rằng một giấc ngủ trưa quá lâu sẽ khiến hệ thống thần kinh trung ương bị ức chế, và thời gian đóng mao mạch tế bào não quá lâu sẽ làm giảm lưu lượng máu não.
Sau khi ngủ dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, không có phong độ sung sức để làm việc.
3. Không nên tắm rửa bằng nước quá lạnh đột ngột.
Mùa hè rất dễ đổ mồ hôi, bạn có thể nhanh chóng loại bỏ mồ hôi và giảm nhiệt trong bồn tắm, nhưng không nên tắm rửa bằng nước lạnh một cách đột ngột khi cơ thể của bạn đang nóng, chưa ráo mồ hôi.
Nước lạnh sẽ làm thu nhỏ lỗ chân lông và đột ngột điều chỉnh nhiệt cơ thể ở bên trong, lỗ chân lông kín lại nên không thể thoát hơi nóng trong cơ thể ra ngoài, từ đó có thể gây sốt cao. Thậm chí sẽ không đủ cung cấp máu do sự co bóp nhanh chóng của mao mạch, gây chóng mặt và sốc nhiệt, thậm chí ngất xỉu.
4. Không nên mặc áo khoác ngoài tối màu.
Ánh sáng mặt trời rất mạnh vào mùa hè, và nếu chúng ta mặc áo khoác ngoài tối màu sẽ hấp thụ nhiệt, không có lợi cho việc tản nhiệt và dễ bị say nắng.
5. Không nên đeo kính râm quá nhạt hoặc quá sẫm
Kính râm có thể giúp chống nắng và giảm nhẹ tia cực tím chiếu vào mặt và ngăn ngừa tổn thương cho mắt, nhưng nếu bạn đeo kính có độ tối của ống kính quá mạnh (kính đen kịt quá mức) sẽ ảnh hưởng đến thị lực vì không thể nhìn rõ.
Ngược lại, nếu bạn đeo kính râm nhưng màu mắt sáng quá, ống kính mỏng sẽ dễ xuyên qua và làm hỏng mắt.
Những điều chúng ta nên chú ý trong mùa hè
1. Ổn định cảm xúc
Thời tiết mùa hè nóng bức và dễ cáu kỉnh. Cần chú ý đến việc thư giãn thể chất và tinh thần, làm dịu trái tim, ngăn ngừa nóng trong tim nội sinh, điều chỉnh nhịp thở và nghỉ ngơi. Như vậy sẽ khiến mọi người cảm thấy thư giãn và hạnh phúc.
2. Sắp xếp một cuộc sống hợp lý
Mùa hè nóng nực, đêm dài và ngày ngắn, mọi người sẽ có xu hướng dễ đi ngủ muộn và dậy sớm, thời gian nghỉ ngơi ít nên gây ra mệt mỏi, tạo nên sự bất lợi cho năng lượng dương trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng chung đến sức khỏe của bạn.
Do vậy, hãy sắp xếp lịch sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, có đủ thời gian ngủ. Duy trì tinh thần lạc quan thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Uống nhiều nước ấm
Vào mùa hè, chúng ta thường bị đổ rất nhiều mồ hôi, và rất dễ bị rơi vào tình trạng thiếu nước. Uống nước ấm thay cho nước lạnh có thể bổ sung nước và duy trì sự cân bằng cơ thể.
Nhắc nhở: Vào mùa hè, uống bia lạnh vào buổi tối sẽ làm suy giảm năng lượng dương và gây bệnh. Hãy lưu ý những điều này.
Ngoài ra, hãy cẩn thận và thực hiện các biện pháp tốt cho sức khỏe để điều chỉnh lá lách và dạ dày, giúp cân bằng âm dương của cơ thể thì mới không gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Theo Vân Hồng (Trí Thức Trẻ)