Hôn nhân là vấn đề của hai người và đòi hỏi cả hai phải dồn nhiều công sức cho nó. Đừng nghĩ rằng chỉ cần một người thúc đẩy thì hôn nhân sẽ luôn tốt đẹp. Cả vợ và chồng nên cẩn thận trước những nguy cơ dù là nhỏ nhất bởi rất có thể chỉ vì những điều nhỏ bé đó đe dọa hôn nhân của chính bạn.
Có lẽ không nhiều đôi vợ chồng biết về những “vết thương” chí mạng của hôn nhân. Dưới đây là những điều mà các cặp vợ chồng phải luôn chú ý.
Tâm lý phụ thuộc
Đây có thể coi là việc một trong hai người giao trách nhiệm chăm sóc gia đình cho đối phương. Họ cho rằng bản thân mình có quyền thoải mái, không cần lo nghĩ điều gì cả. Những việc trong gia đình đã có vợ/chồng lo hết cả rồi.
Các bạn hãy dừng tâm lý này đi bởi trong hôn nhân, hai vợ chồng nên bàn bạc đồng hành cùng nhau trong mọi vấn đề dù là nhỏ nhất. Các bên có tư duy phụ thuộc vào đối phương thì mối quan hệ này chưa đủ trưởng thành rồi. Sự phụ thuộc và đùn đẩy trách nhiệm chỉ phù hợp với quan hệ giữa cha mẹ và con cái thôi. Vợ chồng đến với nhau trên nền tảng công bằng thì đừng bao giờ như thế nhé.
Không muốn chia sẻ cảm nhận riêng
Trong hôn nhân, cảm xúc của mọi người sẽ dẫn đến cãi vã hoặc gây nên khoảng cách giữa cả hai người. Điều nguy hiểm hơn chính là chuyện một số cặp vợ chồng có thỏa thuận “đừng mang cảm xúc bên ngoài” về nhà.
Thế nhưng trong thực tế, cảm xúc bên trong là điều mà nhiều người muốn sẻ chia. Họ chỉ sẵn lòng nói với người họ yêu thương gắn bó nhất. Đến bây giờ cả người yêu thương nhất cũng không được nghe thì dần dần trái tim của cả hai sẽ hình thành khoảng cách. Về lâu về dài điều này không hề có lợi cho mối quan hệ.
Nói ra cảm xúc theo cách sai lầm
Ai mà chẳng có cảm xúc, không thể phủ nhận được việc phải tin tưởng và yêu thương thật sự họ mới tâm sự cảm xúc của mình cho đối phương. Thế nhưng, nói ra cảm xúc không đồng nghĩa với việc “trút cảm xúc”. Trút cảm xúc giống như cách đổ lên đầu đối phương một điều gì đó khó chịu vậy, giận cá chém thớt hay thậm chí dùng đối phương làm cái “bao cát” bắt buộc phải chịu những lời rủa xả, cau có của mình.
Trong hôn nhân, lúc bày tỏ nỗi lòng thì hãy nhẹ nhàng chứ đừng có bắt người không liên quan phải chịu đựng sự giận dữ của bạn.
Không thèm giải quyết xung đột ngay
Nhiều cặp vợ chồng sau khi cãi vã thường xảy ra Chiến tranh Lạnh. Điều này sẽ khiến cho sự phát triển của mối quan hệ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhiều người cứ im ắng đến khi nguôi giận rồi lại quay về bên nhau. Thế nhưng những sự cau có lúc trước vẫn ở đó, chưa được giải quyết. Đến một lúc nào đó có mâu thuẫn thì tất cả những điều này sẽ lại bộc phát ra thôi. Mối quan hệ càng khó cứu vãn đấy.
Tâm lý nạn nhân
Nhiều đôi vợ chồng cãi vã vì bất đồng quan điểm trong cuộc sống. Nếu bình thường thì cả hai ngồi phân tích cái đúng cái sai và đưa ra quan điểm. Tuy nhiên cũng có những người luôn nghĩ rằng lỗi lầm là do đối phương, bản thân mình vô tội, không đáng bị như thế này.
Những người như thế không muốn chịu trách nhiệm cho cuộc sống dù là của chính mình. Họ sẽ đổ lỗi cho người khác, hay phàn nàn, cau có. Những người luôn mang tâm lý này sẽ gây áp lực cho chính bạn đời, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của chính bạn mà thôi.
Tâm lý sở hữu
Nhiều mối quan hệ bị phá nát chỉ vì một trong hai người sở hữu tâm lý này. Họ luôn mong mỏi đối phương không bao giờ xa cách, cố tìm mọi phương pháp để ràng buộc với đối phương. Họ cũng sẽ quản lý người ấy một cách chặt chẽ khiến cho người ta không có chút không gian nào.
Mặc dù tâm lý này đầy sự quan tâm và cả yêu thương nhưng thực ra nó chỉ để thỏa mãn ham muốn chiếm hữu của chính người kia mà thôi. Khi lòng tham ngày càng tăng không thể thỏa mãn được thì cả hai bạn sẽ xảy ra xích mích, khiến mối quan hệ tan vỡ.
Nói tóm lại trong hôn nhân có nhiều vấn đề nảy sinh để khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ lắm. Cả hai nên tôn trọng ranh giới và điểm mấu chốt giữa cả hai bên. Chăm sóc chứ không phải kiểm soát đối phương. Hãy chú ý đến các “bãi mìn” để giữ hôn nhân hạnh phúc.
Theo Rena (Báo Dân Sinh)