Ngày nay, xã hội mà chúng ta đang sống thật sự đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, do đó, mức sống của chúng ta ngày càng cao hơn, điều kiện vật chất đầy đủ hơn.
Hầu hết mọi người đều có thể lo lắng được khá đầy đủ về quần áo, thức ăn, chỗ ở và phương tiện đi lại tốt hơn trước.
Trong điều kiện như vậy, mọi người đều quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe với hy vọng có thể khỏe mạnh để sống lâu hơn.
Mặc dù chúng ta đã đặt ra những mục tiêu để theo đuổi tuổi thọ nhiều hơn, nhưng kết quả thường không đạt được như ý. Bởi để kéo dài cuộc sống không phải là vấn đề đơn giản, và thứ hai, chỉ cần chăm sóc sức khỏe là không đủ, mà cần phải kiểm tra thể chất thường xuyên, để phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Theo các bác sĩ trên Kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), đây là 4 căn bệnh mà người trung niên và người cao tuổi nên cảnh giác để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ.
1, Bệnh tiểu đường
Trong nhận thức chung của chúng ta, dường như bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tiêm insulin thường xuyên, sau đó giảm lượng thức ăn có đường là có thể đảm bảo sức khỏe. Thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng những bệnh nhân bị tiểu đường sẽ không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Nhưng trong thực tế, mọi việc diễn ra không hẳn như vậy. Chuyện phải kiêng đường hay không không ăn thức ăn có đường không phải đáng sợ, mà điều thực sự khủng khiếp là bệnh tiểu đường sẽ phát triển chậm từng bước. Quá trình này rất lâu. Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát bệnh tại thời điểm này, sẽ có nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra sau đó.
Những điều này thậm chí có thể khiến một bệnh nhân mất mạng ở tuổi trung niên, vì vậy để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mọi người phải có chế độ ăn uống thanh đạm và cân bằng.
2, Bệnh ung thư
Từ ung thư không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Ngày nay, vẫn còn hàng triệu người chết vì ung thư. Đây là căn bệnh không phân biệt giữa các lứa tuổi, có thể xảy ra ở trẻ em, hoặc ở người trung niên và người cao tuổi.
Điều quan trọng nhất là mỗi người cần làm tốt công tác phòng ngừa. Đặc biệt là sau tuổi 50, tất cả các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm. Lúc này, cần điều chỉnh thói quen sống và chú ý chăm sóc sức khỏe để tránh xa ung thư.
Thường xuyên cập nhật các kiến thức chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, khám sức khỏe định kỳ và triệt để.
3, Bệnh thận
Thận không khỏe mạnh như chúng ta nghĩ. Bởi vì việc giải độc và loại bỏ độc tố trên toàn bộ cơ thể được thực hiện bởi thận, khối lượng công việc của thận là rất lớn.
Do việc xử lý trực tiếp và tiếp xúc lâu dài với chất độc và phải hoạt động liên tục suốt ngày đêm chắc chắn sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận. Tuổi tác chính là một bước ngoặt đối với sức khỏe thận của chúng ta, chúng ta phải uống nhiều nước sau tuổi 50 để nuôi dưỡng và bảo vệ thận tốt hơn.
4, Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có thể nói là một bệnh khá phổ biến ở tuổi trung niên, thậm chí nhiều người trẻ hiện nay đã có trí nhớ giảm sút nghiêm trọng, xác suất mắc bệnh sẽ tăng theo tuổi tác.
Vì vậy, ở tuổi trung niên, chúng ta nên bắt đầu bảo vệ cơ thể và chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh cao tuổi như bệnh Parkinson.
Hầu hết những người đoản thọ hoặc không sống được lâu là do thói quen xấu, thói quen ăn uống thiếu khoa học và thiếu chú ý đến cơ thể.
Bản thân cơ thể con người là một cỗ máy mà quá trình suy giảm chức năng xảy ra dần dần. Càng lớn tuổi, bạn càng nên tập thể dục và tăng cường thể lực, chú ý đến sức khỏe, để bạn có thể sống lâu hơn và tránh xa bệnh tật.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)