Khi tập thể hình, cần tìm hiểu những kiến thức liên quan một cách khoa học và có hệ thống. Nếu bạn tập luyện một cách mù quáng, rất có thể việc thể lực của bạn sẽ bị tổn thương và quá trình xây dựng cơ bắp của bạn sẽ bị chậm lại.
So sánh mù quáng và chọn nặng
Khi người mới tập gym lần đầu, điều tối kỵ nhất là so sánh mình với người khác và chọn mức tạ nặng một cách mù quáng. Người mới tập chưa nắm vững tiêu chuẩn động tác, bạn phải học từng bước và nâng từng mức tạ từ thấp đến cao cho phù hợp, chứ không thể mù quáng chọn những mức tạ như những người đã tập rất lâu trong trước trong phòng tập.
Khi tập tạ nặng, cơ thể bạn không thể chịu được sức nặng, nếu thực hiện động tác cưỡng bức sẽ dễ bị căng cơ, chấn thương xương khớp, thậm chí là tai nạn thể dục gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người mới tập thể hình nên bắt đầu với mức tạ nhẹ nhất, đừng sợ bị chê bai, tăng dần mức tạ sau khi đáp ứng về các tiêu chuẩn như thời gian và năng lực.
Tập luyện quá sức
Đây là lỗi thường gặp của những người mới tập và muốn lên cơ nhanh. Nếu thời gian tập luyện là quá 1 tiếng thì nghĩa là bạn đã tập luyện quá sức rồi đấy. Họ thường nghĩ là tập 30 phút là đủ, tuy nhiên nếu tăng lên 60 phút thì kết quả nhận được sẽ nhân đôi. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Có thể tập với cường độ cao trong thời gian ngắn hoặc có thể tập lâu hơn với cường độ tập vừa phải, chứ không nên tập quá lâu và quá sức. Tập quá lâu sẽ hại cơ bắp hơn là cơ bắp phát triển.
Trường hợp xấu nhất là các bạn sẽ tập luyện quá sức đến nỗi cơ thể khó có thể hồi phục kịp và như vậy có nghĩa là thất bại. Cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, đuối sức. Hãy tập thật chăm chỉ nhưng chỉ nên giới hạn thời gian tập mỗi vùng cơ ở mức từ 20-30 phút.
Một lỗi khác mà người tập cũng thường mắc là sử dụng sai trọng lượng. Trong khi thách thức bản thân trong phòng tập thể hình là cách để tăng sức mạnh cơ bắp, tim mạch, một số người có xu hướng thực hiện điều này một cách tiêu cực.
Khi tăng trọng lượng tập luyện, bạn phải chắc rằng trọng lượng này được kiểm soát. Trọng lượng quá lớn cũng khiến con người tập trung toàn bộ cơ thể vào quả tạ hoặc dùng các động tác lấy trớn khác để nâng vật. Cuối cùng, bạn nâng được quả tạ nhưng không cơ bắp không làm việc được nhiều, dẫn đến phản tác dụng.
Chỉ chăm chút, quan tâm đến 1 nhóm cơ mong muốn
Lạm dụng là không tốt, nhất là đối với các nhóm cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, bạn khao khát có được cánh tay săn chắc, vạm vỡ bằng việc điên cuồng tập luyện ngày này qua ngày khác. Đó thực sự là một điểm trừ cho việc luyện tập tăng cân.
Bất kể cái gì muốn thay đổi cũng cần phải có quá trình. Tập thể hình cũng vậy, bạn cần luyện tập chia đều cho các nhóm cơ để chúng có thời gian phục hồi và phát triển. Cốt lõi nằm ở chỗ, cơ bắp cũng cần thời gian để phục hồi các tổn thương và hình thành mô hình mới, có như vậy bạn mới đạt được những mục tiêu như mong muốn, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tập ngay sau khi ăn
Sau bữa ăn, dạ dày ở trạng thái hấp thụ và tiêu thụ, một lượng lớn oxy sẽ được cung cấp cho dạ dày. Nếu bạn tập luyện ngay lúc này, trạng thái cơ thể và hiệu suất tập luyện sẽ tương đối kém, dễ bị co thắt dạ dày và đầy hơi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lời khuyên cho bạn là nên nghỉ ngơi sau bữa ăn chính 1 tiếng rồi mới tập, nếu thêm bữa phụ thì 30 phút trước khi tập. Ngoài ra, nếu thức khuya, vận động gắng sức cũng không nên làm não quá hưng phấn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Theo Nguyễn Giang (Công lý &Xã hội)