3 việc nhất định phải làm để không "đánh rơi" sức khỏe ngay khi còn trẻ

19/09/2017 09:06:00

Mặc dù chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn trước đây rất nhiều, nhưng tại sao càng ngày càng nhiều người mắc bệnh nan y, tuổi thọ ngắn?

Mặc dù chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn trước đây rất nhiều, nhưng tại sao càng ngày càng nhiều người mắc bệnh nan y, tuổi thọ ngắn?

3 việc nhất định phải làm để không
 
3 việc nhất định phải làm để không đánh rơi sức khỏe ngay khi còn trẻ - Ảnh 1.
 

Tránh "bệnh điều hòa"

Điều hòa chính là cái máy "thổi ra bệnh", muốn khỏe thì hãy tránh xa loại gió "nhân tạo" này. Vào những ngày thời tiết nóng nực, bất kỳ khi nào bạn cảm thấy nóng đều muốn ngồi ngay vào nơi có điều hòa hoặc quạt. 

Nếu cơ thể đang có mồ hôi mà ngồi ngay vào phòng điều hòa thì ngay lập tức bạn sẽ mắc phải căn bệnh gọi vui là "bệnh điều hòa". Lý do là vì, khi cơ thể ra mồ hôi, lỗ chân lông sẽ mở rất rộng.

Đúng lúc đó, gió lạnh từ quạt hay điều hòa thổi vào người, sẽ nhanh chóng thâm nhập vào cơ thể thông qua cái cửa "thông thống" của lỗ chân lông, khiến cơ thể dễ dàng mắc cảm lạnh, đau nhức toàn thân, viêm khớp và các chứng bệnh khác.

Thi thoảng bạn về quê, nhìn thấy những cụ già đã cao tuổi nhưng rất khỏe mạnh. Bạn luôn nghĩ không hiểu sao đời sống thiếu thốn mà họ có thể khỏe như vậy. Đó chính là họ không mắc "bệnh điều hòa". Những người đó thường sống hòa mình với thiên nhiên, dùng gió trời để làm mát một cách chậm rãi, người sẽ ít bệnh tật.

Cách phòng tránh "bệnh điều hòa"

Sau khi ở môi trường bên ngoài bị nóng gây toát mồ hôi, tốt nhất bạn nên duy trì thêm ở môi trường không có điều hòa trong khoảng từ 10-20 phút để các lỗ chân lông hoàn toàn co lại, sau đó mới vào phòng điều hòa (khoảng 26 độ). Đừng bật quạt mạnh hay ngồi điều hòa ngay sau khi cơ thể đang có mồ hôi.

Đặc biệt, khi quá nóng, nam giới không nên tháo bỏ thắt lưng, còn phụ nữ không nên để gió thổi lùa vào phần phụ. Việc này theo Đông y lý giải là rất dễ khiến cho cơ thể bị bệnh tật tấn công từ "cửa sau".

Sau khi cơ thể đang vã mồ hôi, nếu cần uống nước, tốt nhất nên chọn nước ấm để uống. Nếu bạn uống nước lạnh thì chẳng khác nào tự chuốc lấy bệnh tật một cách cố ý.

3 việc nhất định phải làm để không đánh rơi sức khỏe ngay khi còn trẻ - Ảnh 2.
 

Hãy ăn ngũ cốc để chăm sóc ngũ tạng

Người xưa có câu nói nổi tiếng, ăn ngũ cốc thì sống, thiếu ngũ cốc thì chết. Điều này nghe có vẻ không có gì mới, nhưng ẩn chứa sau đó rất nhiều ý nghĩa. Cơ thể muốn khỏe mạnh, buộc phải bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng. Tiếc rằng, con người ngày nay "ngại" ăn ngũ cốc, còn cho rằng các món này chỉ ăn vì thời xưa "khốn khó".

3 việc nhất định phải làm để không đánh rơi sức khỏe ngay khi còn trẻ - Ảnh 3.
 

Trên thực tế, nghiên cứu Đông y cho thấy, chính ngũ cốc mới là thứ giúp người xưa giữ được sức khỏe. Đó cũng là những thực phẩm thiết yếu giúp cơ thể cân bằng mọi hoạt động.

Nhớ lại thời kỳ trước đây, con người chủ yếu ăn ngũ cốc, nhưng sức khỏe của họ rất tốt, ít người mắc bệnh tim mạch. Điều đó có sự liên quan rất lớn đến thói quen ăn uống.

Làm sao để biết lựa chọn ngũ cốc phù hợp với sức khỏe?

Trên thị trường có bán sẵn rất nhiều loại bột ngũ cốc, nhưng không phải sản phẩm nào bạn cũng tin tưởng để mua. Sau đây là những món ăn bạn nên tìm hiểu trước khi áp dụng, tốt nhất có thể tự mua về nhà chế biến để chăm sóc nội tạng đúng cách.

1. Muốn chăm sóc gan: Ăn đậu nành, cao lương (hạt bo bo)

Hạt bo bo trước đây là thực phẩm quen thuộc để ăn "chống đói". Đông y đánh giá đây là loại hạt có tác dụng dưỡng gan và có lợi cho dạ dày, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Những người mắc bệnh tiêu chảy mãn tính cần thường xuyên ăn hạt bo bo để ổn định đường ruột.

Hạt bo bo khi chế biến thành miến có thể xào để ăn, người mắc bệnh dạ dày rất phù hợp để ăn món này. Ngoài ra, đậu nành là thực phẩm tốt cho gan, hầu hết các bài viết về loại đầu này đều đã giới thiệu.

2. Muốn chăm sóc tim: Ăn bột mì

Lúa mì hay bột mì được xem là món ngũ cốc tốt nhất cho tim. Nó còn được xem là món ăn quý giá nhất trong nhóm ngũ cốc.

Dùng bột mì nguyên cám để chế biến thành món ăn có thể giúp tiêu hóa tốt, loại bỏ tình trạng chán nản, dễ cáu giận. Phụ nữ vào tuổi mãn kinh với những triệu chứng ra mồ hôi hoặc khó chịu thì có thể nấu cháo từ hạt lúa mì, hoặc rang thành nước uống thay trà.

3. Muốn chăm sóc thận: Ăn đậu đen

Đậu đen được gọi là "món ăn của thận" vì theo nghiên cứu y học Trung Quốc, đậu đen có tác dụng dưỡng thận, kiện thân, giải độc, làm dịu các cơ quan trọng có thể, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh yếu thận, phù thũng.

Trong trường hợp cần thiết, người có bệnh về thận nên ăn đậu đen thường xuyên bằng cách nấu chè, cháo, làm thành tương đậu, mỗi ngày ăn 1-2 bữa, sáng và tối.

4. Muốn chăm sóc phổi: Ăn gạo

Người mắc bệnh phổi nóng, nên nấu cháo gạo trắng để ăn trong ít ngày sẽ giúp phổi hạ nhiệt, nhuận phổi hiệu quả.

Nước cơm hay nước cháo được xem là "bảo bối" hỗ trợ bệnh phổi tuyệt vời, nên ăn uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

5. Muốn chăm sóc lá lách: Ăn kê

Kê được xem là thực phẩm tốt nhất trong nhóm ngũ cốc, có tác dụng bổ lá lách, ấm dạ dày. Những người có bệnh tì vị hư hàn có thể xem đây là món thực phẩm không thể thiếu trong bếp, xếp vào hàng thượng phẩm bổ dưỡng. Ăn cháo kê thường xuyên có thể bổ trung ích khí, kéo dài tuổi thọ.

Khi nấu nồi cháo kê, nên chú ý hớt những thìa váng nổi lên trên nồi cháo để ăn khi đói bụng, đó là cách tốt nhất để chăm sóc dạ dày và lá lách. Nên ăn vào buổi sáng và tối.

3 việc nhất định phải làm để không đánh rơi sức khỏe ngay khi còn trẻ - Ảnh 4.
 

Mỗi ngày, nên ngủ đủ 2 giấc

Theo quan niệm của Đông y, con người là một thực thể thống nhất với tự nhiên, mỗi năm 4 mùa, mỗi ngày quay vòng như nhau, vạn vật vận hành theo quy luật vốn có của nó.

Do đó, Đông y khuyên rằng, mỗi ngày con người đều nên ngủ 2 giấc, giấc ban đêm và giấc giữa trưa, dù chỉ là chợp mắt bạn cũng nên duy trì thói quen này. Đây được xem là thói quen ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của con người.

Từ 12 giờ đêm đến 1h giờ sáng là thời điểm âm khí thịnh nhất, dương khí bắt đầu hình thành, vì vậy đây là thời điểm bắt buộc bạn phải đang ở trong trạng thái ngủ sâu giấc, để cơ thể "nảy mầm" dương khí cho cả ngày hôm sau.

Từ 11h trưa đến 13h là thời điểm dương khí thịnh nhất, âm khí bắt đầu sinh ra. Trong thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi và ngủ ngắn tối thiểu 10 đến 30 phút. Không nên ngủ quá 45 phút.

Trong cả ngày 24h, 2 khung giờ trên là thời gian để cơ thể sinh dương khí và âm khí, giống như thời điểm cây nảy mầm. 

2 khung giờ nêu trên, nếu bị bỏ lỡ không ngủ thì dù bạn có ngủ các giờ khác nhiều bao nhiêu đi chăng nữa cũng không nhận được thời điểm "vàng" tuyệt vời nhất để cơ thể tái sinh. Không những thế, nếu phá vỡ thời gian đó, cơ thể sẽ rất dễ sinh bệnh.

Các chuyên gia cho rằng, cơ thể khỏe hay yếu dựa vào đồng hồ sinh học chạy đúng hay lệch. Nếu ngủ sai giờ, hiệu quả sẽ không được như mong muốn.

3 việc nhất định phải làm để không đánh rơi sức khỏe ngay khi còn trẻ - Ảnh 5.

GS Nữu Văn Dị, Phó trưởng khoa Y học xã hội và Giáo dục sức khỏe, Viện y tế Cộng đồng, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.

Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật