Các bệnh về mạch máu và tim mạch ngày càng trở thành vấn đề nan giải trong cuộc sống hiện nay. Số lượng những những ca mắc bệnh ngày càng tăng đều có nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen ăn uống. Ý thức được điều này, nhiều người bắt đầu ăn chay, nhưng trên thực tế không phải hạn chế thịt là tốt, vì có những loại rau củ có cách chế biến chẳng khác nào "uống dầu trực tiếp".
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu ăn nói chung chứa nhiều chất béo và axit chuyển hóa. Sau khi vào cơ thể người, nó sẽ làm tăng độ nhớt của máu, khiến hàm lượng lipid trong máu tăng, lâu ngày hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này khi tích tụ trên thành mạch máu sẽ gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Sau đây là 3 món ăn chay nhưng lại chứa hàm lượng chất béo rất cao, mọi người nhất định cần tránh.
Cà tím chiên
Món cà tím chiên thường xuất hiện nhiều trong các bữa ăn chay, được nhiều người yêu thích. Như bạn có thể thấy, chiên cà tím tốn rất nhiều dầu, nửa quả cà tím đã "ngốn" 40ml dầu ăn. Trong khi đó, chế độ ăn hằng ngày được khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 25 - 30ml dầu ăn. Vì vậy, hàm lượng dầu ăn trong 1 đĩa cà tím chiên chắc chắn vượt quá mức tiêu chuẩn.
Trứng xào cà chua
Món này có vị chua ngọt, được nhiều người xem là món khoái khẩu, thậm chí bữa ăn nào cũng phải có. Tuy nhiên, hàm lượng dầu trong món này rất cao. Bác sĩ Trịnh Bồi Phân tại Bệnh viện Chiết Giang, Trung Quốc cho biết: "Nhiều người thường cho dầu 2 lần khi chế biến món trứng xào cà chua. Lần đầu tiên là xào trứng trước, lần sau là xào cà chua, sau đó thêm đường và gia vị. Cách nấu này thực tế không tốt cho sức khỏe, quá nhiều dầu và đường trong món ăn này".
Đậu cô ve xào khô
Để món đậu cô ve ngon, thấm gia vị, nó cần được xào bằng nhiều dầu. Thế nhưng, sau khi xào, chất dinh dưỡng trong đậu cô ve sẽ mất đi nhiều, nó cũng rất hút dầu. Vì thế, nếu ăn nhiều món này chẳng khác nào tự nạp một lượng lớn dầu ăn vào cơ thể, chắc chắn gây nguy hiểm cho mạch máu.
Tắc nghẽn mạch máu nguy hiểm như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, 80% các bệnh tim mạch và mạch máu não là do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc thói quen sinh hoạt không đúng cách. Tắc nghẽn mạch máu là loại bệnh nghiêm trọng nhất, trong đó có 2 loại cần phải chú ý:
- Tắc nghẽn trong động mạch
Các cục máu đông trong động mạch chủ yếu có liên quan tới sự hình thành xơ vữa, thường gây ra nhồi máu não hoặc cơ tim. Khi mảng xơ vữa xảy ra, lớp nội mạc của mạch máu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đây là một tổn thương rất lớn, gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
- Tắc nghẽn trong tĩnh mạch
Các cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch cũng gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Khi nó rơi ra có thể gây tắc nghẽn toàn bộ phổi, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của con người. Nguyên nhân chính gây ra các cục máu đông ở tĩnh mạch là do máu ứ và máu khó đông. Đối với tổn thương nội mô mạch máu và các lý do khác, biện pháp phòng ngừa chính là cố gắng tránh để máu ở trạng thái đông lại.
Những phương pháp phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu
WHO khuyên mọi người muốn phòng ngừa các cục máu đông xuất hiện, tránh ra tắc nghẽn mạch máu, cần tuân thủ 4 điều sau:
WHO khuyên mọi người muốn phòng ngừa các cục máu đông xuất hiện, tránh ra tắc nghẽn mạch máu, cần tuân thủ 4 điều.
- Tránh xa thuốc lá và rượu
Chất nicotin và cồn trong thuốc lá và rượu sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu. Nó sẽ kích thích mạch máu, ảnh hưởng đến độ nhớt và gây ra xơ vữa động mạch.
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Tuân thủ chế độ ăn ít chất béo trong thời gian dài có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, việc bổ sung nước rất cần thiết, nó có thể làm loãng mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Giữ tâm trạng vui vẻ
WHO cho rằng, giữ tâm trạng vui vẻ cũng có thể phòng ngừa được các cục máu đông. Cảm xúc tiêu cực sẽ khiến các mạch máu luôn trong trạng thái co bóp mạnh mẽ, lâu ngày ảnh hưởng tới tính đàn hồi của nó.
- Tập thể dục
Trên thực tế, tập thể dục cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Việc vận động có thể tiêu hao chất béo một cách nhanh chóng, ngăn ngừa được tắc nghẽn mạch máu và các cục máu đông trong tĩnh mạch.
Theo Read01
Theo Phan Hằng (Pháp Luật và Bạn Đọc)