3 loại nước chấm có nguy cơ 'đe dọa' sức khỏe mạch máu hơn cả đường và muối, thế nhưng nhiều người trung niên, cao tuổi vẫn ăn nhiều

02/04/2021 11:00:26

Thói quen ăn nhiều đường hoặc muối có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, dầu hào, nước tương, nước sốt đậu ngọt... cũng có thể làm hại mạch máu không kém.

Khi chúng ta già đi, các cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng lão hóa, và sức khỏe mạch máu cũng vậy. Mạch máu là cơ quan hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu diễn ra bình thường. Nếu mạch máu trở nên cứng sẽ gây co mạch bất thường khiến huyết áp không ổn định, thậm chí gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

3 loại nước chấm có nguy cơ 'đe dọa' sức khỏe mạch máu hơn cả đường và muối, thế nhưng nhiều người trung niên, cao tuổi vẫn ăn nhiều
Mạch máu là cơ quan hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu diễn ra bình thường.

Chúng ta đều biết rằng: Thói quen ăn nhiều đường hoặc muối có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương, vì vậy số lượng muối và đường tiêu thụ cần phải được kiểm soát. Thực tế không chỉ có đường và muối, còn có 3 loại nước chấm khác cũng có thể làm hại sức khỏe mạch máu không kém. Đó là:

- Nước tương

- Dầu hào

- Nước sốt đậu ngọt

Cụ thể như sau:

3 loại gia vị, nước chấm đe dọa sức khỏe của mạch máu

1. Xì dầu

Xì dầu (hay còn gọi là nước tương) là loại gia vị lên men từ đậu nành và lúa mì. Loại gia vị này không chỉ làm tăng màu sắc mà còn giúp cải thiện mùi vị của món ăn.

Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng nếu dùng xì dầu thay muối thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng bởi thành phần của chúng chứa hàm lượng natri rất cao. Theo Healthline, chỉ trong 1 muỗng xì dầu đã chứa tới 902mg natri, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ làm tổn thương mạch máu, không có lợi cho việc phòng chống các bệnh về mạch máu.

Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo một người bình thường không nên dùng quá 6g muối mỗi ngày. Vậy 100ml nước xì dầu bằng với lượng muối chúng ta sử dụng trong 3 ngày.

2. Dầu hào

Dầu hào cũng là loại gia vị được rất nhiều người yêu thích, mọi người thường dùng để tẩm ướp gia vị, đặc biệt là ướp thịt bò, chỉ cần vài thìa dầu hào là hương vị sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên, lượng natri trong dầu hào vô cùng cao. Trong 100g dầu hào có chứa 50calo, 54mg kali, nhưng lại chứa tới 2.733mg natri. Đồng thời, lượng đường trong loại gia vị này rất lớn. Những người có lượng đường trong máu cao và huyết áp cao không nên ăn nhiều loại gia vị này kẻo dễ gây hại cho sức khỏe mạch máu.

WHO khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng dưới 2 gam natri/ngày, vì vậy mỗi ngày chúng ta nên dùng dưới 100g dầu hào. Tốt nhất trước khi lựa chọn gia vị, nên đọc kỹ về hàm lượng muối trước khi mua.

3 loại nước chấm có nguy cơ 'đe dọa' sức khỏe mạch máu hơn cả đường và muối, thế nhưng nhiều người trung niên, cao tuổi vẫn ăn nhiều - 1
Thành phần chính của dầu hào là bột canh, đường, muối, tinh bột và các chất khác.

3. Nước sốt đậu ngọt

Nước sốt đậu ngọt, hay còn được gọi là nước sốt bột ngọt hoặc bột mì ngọt, là một loại nước sốt đặc, mịn, màu nâu sẫm hoặc đen với hương vị nhẹ, mặn hoặc ngọt. Nó thường được sử dụng trong ẩm thực Đông Bắc Trung Quốc, cũng như ẩm thực Hàn Quốc. Loại nước sốt này tuy có vị thơm ngon nhưng lại có thành phần chủ yếu là muối và đường, ớt... nên hạn chế sử dụng trong nấu ăn, vì tiêu thụ lượng đường và muối quá cao sẽ làm tổn thương sức khỏe mạch máu và ảnh hưởng đến huyết áp.

3 loại nước chấm có nguy cơ 'đe dọa' sức khỏe mạch máu hơn cả đường và muối, thế nhưng nhiều người trung niên, cao tuổi vẫn ăn nhiều - 2
Ngoài 3 loại gia vị trên, những thói quen này cũng có thể làm tổn thương sức khỏe mạch máu

1. Uống rượu bia quá mức: Uống nhiều rượu bia sẽ khiến mạch máu não bị tổn thương và tăng khả năng xuất huyết não.

2. Hút thuốc lá lâu ngày sẽ gây nên xơ cứng động mạch, khiến máu không lưu thông thuận lợi. Từ đó, có thể gây xơ vữa động mạch, có thể liên quan đến bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

3. Thức khuya, dậy muộn: Thói quen này có thể gây ra tình trạng thiếu oxy lên não, tình trạng não thiếu oxy này lâu ngày sẽ đẩy nhanh quá trình teo não. Các mạch máu bị tắc nghẽn lâu ngày sẽ càng tăng nguy cơ nhồi máu não.

4. Cảm xúc tiêu cực: Tâm trạng tiêu cực sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bất thường, khiến cơ thể tiết ra nhiều adrenaline. Adrenaline sẽ trực tiếp làm tăng huyết áp của người bệnh, làm tăng nhịp tim, làm mạch máu não co bóp bất thường nên dễ gây nhồi máu não.

Nên tăng cường những thực phẩm nào để bảo vệ sức khỏe mạch máu?

Theo trang tin y tế Healthline: Mặc dù các vấn đề về tuần hoàn mạch máu thường được điều trị bằng thuốc, nhưng ăn một số loại thực phẩm sau đây cũng có thể cải thiện lưu lượng máu.

1. Quả lựu

Lựu là loại trái cây ngon ngọt, đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol và nitrat, là những chất làm giãn mạch mạnh. Tiêu thụ lựu - dưới dạng nước ép, trái cây tươi hoặc thực phẩm bổ sung - có thể cải thiện lưu lượng máu và oxy hóa mô cơ, đặc biệt có thể hỗ trợ tốt cho những người cần phải vận động nhiều.

2. Hành tây

Hành tây là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa flavonoid, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Loại rau này cải thiện lưu thông bằng cách giúp động mạch và tĩnh mạch của bạn mở rộng khi lưu lượng máu tăng lên. Hành tây cũng có đặc tính chống viêm, có thể tăng cường lưu lượng máu và sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm trong tĩnh mạch và động mạch

3. Quế

Quế là một loại gia vị có tính ấm có nhiều lợi ích cho sức khỏe - bao gồm cả sức khỏe mạch máu. Trong các nghiên cứu trên động vật, quế đã cải thiện sự giãn nở của mạch máu và lưu lượng máu trong động mạch vành, nơi cung cấp máu cho tim.

4. Tỏi

Tỏi được biết đến với tác động có lợi đối với tuần hoàn và sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh, bao gồm allicin - có thể làm tăng lưu lượng máu ở mô và giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu của bạn.

Trên thực tế, chế độ ăn nhiều tỏi có liên quan đến việc giãn mạch qua trung gian dòng chảy tốt hơn (FMD) - một chỉ số đánh giá hiệu quả lưu lượng máu.

5. Các loại cá béo

Các loại cá béo như cá hồi và cá thu là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời. Những chất béo này đặc biệt có lợi cho tuần hoàn vì chúng thúc đẩy giải phóng oxit nitric, làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu.

Chất béo omega-3 cũng giúp ức chế sự kết tụ của các tiểu cầu trong máu - đây là một quá trình có thể dẫn đến hình thành cục máu đông.

Hơn nữa, bổ sung dầu cá có liên quan đến việc giảm huyết áp cao và cải thiện lưu lượng máu trong cơ xương trong và sau khi tập thể dục.

Theo Tiểu Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)